Những bài học từ cách viết của nhà văn Stephen King


Stephen King (sinh ngày 21 tháng 9 năm 1947) là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trongthế kỷ 20. Cuối năm 2006, tổng số sách ông đã bán có khoảng 350 triệu cuốn _Wiki_




Hãy bắt đầu: bất cứ điều gì bạn dự định hay mong muốn làm, Hãy bắt đầu thực hiện nó. Theo đuổi ước mơ của bạn. Khi bạn đủ tự tin để đương đầu với nó hãy bắt đầu ngay, bạn sẽ thành công và sẽ có một kết thúc có hậu cho bạn

Theo đuổi niềm đam mê: mặc kệ người ta nói gì, bạn cứ làm những gì mình muốn thôi. Gia đình của Stephen King, những người thầy, những người bạn… tất cả đều nói rằng ông ấy đang lãng phí thời gian của mình để viết ra những tác phẩm của ông ấy. Nhưng ông ấy vẫn tiếp tục vì ông ấy có lòng tin vào niềm đam mê của mình

Hãy thực hiện mọi thứ trong niềm vui: nếu nó không có gì thú vị thì nó chỉ không tốt chút thôi. Viết ra không phải mục đích vì tiền bạc, lợi nhuận, để nổi tiếng hay tìm kiếm thêm nhiều bạn bè. Bài viết ra nên lấy cảm hứng để vui đùa và không nên đặt nặng công việc vào nó. Khi bạn làm mọi thứ trong niềm vui thì bạn có thể thoái mái làm mà không có vấn đề gì xảy ra.

Gắn liền với nó: đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bạn. Dù cho có khó khăn. Những bài viết tốt là kết quả của những ngày tháng dài đăng đẵng bạn phải tìm hiểu, nâng cao kiến thức và viết ra. Hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình, đừng bao giờ bỏ cuộc.

Đừng sợ bị bỏ rơi: vẫn chưa có ai đọc bài viết của bạn ư? Nếu bạn thực sự thích bài viết đó, thì nó chẳng là vấn đề gì với bạn cả. Cứ tiếp tục những việc bạn đang làm là kiến tạo ra những thứ mới mẻ và độc đáo và nó sẽ thuyết phục từng độc giả của bạn

Tìm không gian cho riêng mình: Khi viết hãy bỏ lại thế giới sau lưng bạn. Tìm khoảng không cho riêng bạn, đóng cửa và tập trung mọi tư tưởng vào bài viết, loại bỏ những phiền nhiễu trong tâm trí bạn, đầu tư mọi thời gian vào niềm đam mê của mình.

Kiến tạo những thứ độc đáo: hãy hòa trộn những gì bạn biết vào bài viết, những điều khiến bạn trở nên khác biệt so với những người khác. Bạn có suy nghĩ, sở thích và niềm quan tâm của riêng mình. Hãy tự tin và nói cho mọi người biết những suy nghĩ và dự định của mình.

Hãy làm cho bài viết của bạn thân thiện với người đọc: chỉ cần nhìn vào những gì bạn viết bạn sẽ thấy được nó thế nào. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi đọc thì mọi người cũng sẽ không tốn thời gian với bài viết của bạn.

Tự mình chỉnh sửa: hãy viết một bài, sau đó kệ nó và làm những việc khác, tiếp tục quay lại và đọc nó. Hãy sửa những lỗi sai cơ bản và tìm kiếm những mâu thuẩn trong bài viết đó. Loại bỏ những thứ vớ vẩn không cần thiết để có một bài viết hoàn thiện hơn

Bạn không thể làm hài lòng tất cả được: hãy nhớ một điều là bài viết của bạn không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người mọi lúc mọi nơi được nhưng bạn có thể làm hài lòng nhiều độc giả trong nhiều hoàn cảnh và thời gian khác nhau.

Hãy là người thầy của chính bạn: hãy quên đi những lớp học, những bài học, những kỳ thi..hãy tự mình học hỏi bằng cách nỗ lực và làm mọi chuyện. Bài học giá trị nhất là những thứ bạn tự nhận ra được.

Viết thật nhiều: đừng chỉ nói, hãy làm! Thời gian không chờ đợi ai nên bạn phải hiểu thời gian bạn bỏ ra để nói là lúc bạn đang lãng phí thời gian để làm điều đó.

Đọc thật nhiều: nếu bạn không có thời gian để đọc và cũng không có thời gian và công cụ để viết. Những thứ bạn đọc đều có những ý nghĩa và bài học riêng của nó. Đọc những điều hay sẽ giúp bạn có mục tiêu rõ ràng và cố gắng hơn. Bạn sẽ nhận ra những gì bạn có thể làm và trình độ của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đọc những điều không tốt sẽ giúp bạn nhận ra những điều xấu xa và giúp bạn tránh xa nó. 


Tham khảo howtomakemyblog.com