7 thói quen và suy nghĩ sẽ khiến bạn thất bại trong SEO

Lâu lắm không chém gió với anh em, cuối năm làm bài cho xôm tụ để anh em gạch đá hihi. Mình đang thấy 2 thực trạng lớn và khó giải quyết nhất trong công việc được gọi là SEO hiện nay đó là lỗ hổng kiến thức và ảo tưởng sức mạnh. Điều này sẽ dẫn tới những thất bại trong hiện tại và tương lai nếu chúng ta không thay đổi. (xin không 2 bàn luận về vấn đề này ở đây vì nó sẽ gây rất nhiều tranh cãi và không phải mình đang seeding cho vấn đề này nhé ^^). Cuối năm mình chỉ muốn anh em định hình một hướng đi mới trong năm tiếp theo và tránh những sai lầm đã mắc trong năm nay.


Vậy nguyên nhân thất bại do đâu? Cũng nhiều lý do khó nói những đa số là do không biết mình đang ở đâu trong thế giới SEO hỗn loạn này. 


Hướng giải quyết là gì? Dừng lại và suy nghĩ xem mình đã làm được những gì, mất đi những gì, định hướng và đặt ra một kế hoạch cho bản thân cũng như công việc.




Một số thói quen và suy nghĩ mình sắp nói tiếp theo đây có thể đụng chạm rất nhiều người, nhưng đụng ai thì cũng bỏ qua cho nhé :D :D . Nếu các bạn làm chủ được những điều này các bạn đã là người thành công rồi đấy. 



1. Làm việc không có kế hoạch cụ thể: 


Bất kế các bạn làm việc theo nhóm hay đơn thương độc mã thì kế hoách là thứ mà chúng ta phải nghĩ đến đầu tiên. Làm việc không có một kế hoạch sẽ khiến chúng ta “ lạc lỗi”. Hãy nhớ kế hoạch là điều đầu tiên các bạn phải làm khi bắt tay vào SEO. 



2. Không tập trung vào công việc đang làm, giành quá nhiều thời gian vào việc không cần thiết, cụ thể:



Check từ khóa: mỗi ngày 1 lần là đủ rồi, check nhiều có giúp từ khóa của bạn khá hơn không nhỉ, mình thấy nó chỉ làm rối loạn bộ đếm monthly search của google thôi.

Phân tích đối thủ quá đà: Nỗi ám ảnh vị trí từ khóa của mình so với đối thủ đã khiến bạn tốn thêm thời gian để phân tích hướng đi và chiến thuật của họ. Các bạn cũng có chiến thuật riêng để đối phó với họ ngay từ khởi đầu rồi sao không làm theo nhỉ. Nếu bạn cứ bị ám ảnh bởi những con số của đối thủ bạn sẽ không đủ tự tin để đấu với họ đâu. Cách tốt nhất là quên nó đi và làm chuyện của mình nhé.

Facebook, skype, yahoo..: Đa phần là chém gió bằng tài khoản cá nhân. Nhưng sẽ có nhiều việc để làm trên đó nếu bạn đăng nhập bằng tài khoản công việc.

Hoạt động trên forum seo: đọc xong vứt đó không thực hành, thích đọc những câu chuyện hơn là chia sẻ kiến thức, đi soi mói người khác vv.vv


3. Lười suy nghĩ:


Đôi lúc những chuyện nằm trong tầm kiểm soát và các bạn chắc chắn sẽ làm được nhưng cũng vì lười suy nghĩ và không tập trung mà chúng ta làm nó trở nên rắc rối khó giải quyết. 



Cúng có lúc các bạn gặp vấn đề nan giải nhưng thử hỏi các bạn đã bao giờ đặt hết tâm huyết vào để giải quyết nó chưa? “Vấn đề nào cũng có hướng giải quyết, nếu không có hướng giải quyết tức là không có vấn đề nào”. :D Nói chung quy thì môi trường nào cũng không có chỗ cho sự lười biếng, hãy suy nghĩ và làm ngay nhé. :)


4. Thích làm chuyện quá sức: 


Đã có lúc mình thực sự tốn thời gian vì vấn đề này, các bạn là những seoer thích tìm tòi, khám phá và trải nghiệm. Chắc nhiều bạn cũng trầm trồ khen chiến lược seo brandname, bí mật seo hình ảnh, cách seo content is king, hệ thống thinking smart, hệ thống seo cộng hưởng, các mô hình linkbuilding được chia sẻ vv.vv. Bao nhiêu bạn thành công với những hệ thống đó rồi? Điểm danh dưới commnet nhé. 

Mình cũng từng là con nghiện của Brian Dean, Nathan Gotch... bởi những mô hình và chiến thuật mà họ đưa ra. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ mô hình đó giành cho ai (công ty lớn hay freelancer?) Mô hình đó có hợp với hướng đi của mình không? Mô hình đó áp dụng vào lĩnh vực của mình có đem lại kết quả tốt không? Chi phí và thời gian để triên khai một mô hình như vậy? vv.vv 

Và lời khuyên chân thành nhất giành cho các bạn: hãy nhắm khả năng của mình trước khi lựa chọn một hướng để theo đuổi. Tiếp thu và phát triển ý tưởng của người khác theo hướng riêng và chắc chắn các bạn đang tạo ra một mô hình SEO kinh điển mang tên mình rồi đấy. Và nhắc lại một điều nữa: đọc ít lại, làm nhiều lên nha :)

P/s Bạn nào vẫn muốn khám phá thì hiện có mô hình crazy seo khá hay đó nhé. :D :D


5. Ngủ quên trong chiến thắng:


Một ngày đẹp trời và toàn bộ key của bạn đã nằm đúng vị trí mong muốn, việc đầu tiên các bạn sẽ làm là gì? Chắc không mấy ai nghĩ đến một kế hoạch duy trì và mở rộng cho website đâu nhỉ. Không show facebook, forum chém gió thì cũng khoe bạn bè trước đã. Đó cũng là cách tự thưởng cho công sức của mình. 

Nhưng các bạn chỉ cần nhờ là lúc mình đang trong niềm vui chiến thắng thì đối thủ vẫn đang miệt mài tìm cách để đạp mình xuống bất cứ lực nào


6. Than vãn nhiều hơn là tìm cách giải quyết: 


Bằng chứng là vẫn có những topic: “sao từ khóa của mình mãi không lên”, “Cách nào lên top nhanh nhất”, “chán nản với từ khóa của mình” “Quá trình làm seo gian nan”” vv.vv… Thật sự những chủ đề chung chung như vậy sẽ rất ít người tham gia trả lời cho bạn một cách hữu ích, vì thứ nhất: nếu một người đang thực sự vướng mắc họ sẽ hỏi thẳng vấn đề mình đang mắc phải. thứ hai: nhìn vào tiêu đề của bạn họ sẽ đoán được kiến thức bạn đến đâu và câu trả lời cho topic này cũng thuộc dạng chung chung: xem lại bạn đã làm gì, xem lại onpage, coi lại cách đi link vv.vv. 




Cách tốt nhất để bạn tiến xa hơn là bổ sung lại kiến thức, tự đặt ra cho mình định hướng làm việc và một kế hoạch, tham khảo một số ý kiến của người đi trước bằng cách liên hệ trực tiếp (cafe, nhậu nhẹt hay ít cũng gọi điện hoặc trao đổi qua skype)



7. Ỷ lại:


Là cái cớ để sự lười biếng lên ngôi. Làm theo nhóm hay làm một mình thì ỷ lại là một suy nghĩ bạn nên từ bỏ. Mình cũng đã có lúc tự ỷ lại, hôm nay không làm thì ngày mai làm bù hoặc từ khóa đang ở vị trí tốt không rớt liền được đâu. vv.vv Đủ thứ lý do để bạn ỷ lại, nhưng các bạn đừng nên như vậy, phải cho đi thì mới nhận lại được, sống hết mình, chơi hết mình, làm việc hết mình và đừng nghĩ gì đến những thứ sẽ nhận được nhé.



Lời cuối cùng nhắn nhủ các bạn:


Nói bớt lại, làm nhiều lên, làm việc với tất cả niềm đam mê và cống hiến! Vượt top có thể khó nhưng vượt qua chính mình còn khó hơn!


Chúc anh chị em năm mới nhiều thành công mới.!

Bí kíp tối ưu hóa onpage nâng cao 2015



Tối ưu hóa cấu trúc site có lẽ là quy trình quan trọng nhất, nó không chỉ cho một thứ hạng cao hơn mà nó còn cho một chiến dịch tiếp thị Intermet thành công hơn. Mọi chiến dịch đều bắt đầu từ trang web và nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa cho cả công cụ tìm kiếm và người sử dụng thì cơ hội thành công của bạn là rất nhỏ.

Tôi đã vừa nói về mối quan hệ giữa Tối ưu hóa cấu trúc site (Onpage SEO) và tối ưu hóa quảng bá site (Offpage SEO) đồng thời giải thích chi tiết Offpage SEO là gì. Với mục đích đưa ra cho những người mới bắt đầu một bức tranh tổng thể nhất tôi sẽ tóm tắt một vài điều cơ bản sau:

Search Engine Optimization

Search Engine Optimization hay SEO là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ bạn cần phải làm để cải thiện vị trí xếp hạng trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm khác nhau. Điều này bao gồm cấc thiết lập cấu hình mà bạn áp dụng trên website (chính là Onpage SEO) và các kĩ thuật mà bạn sử dụng bên ngoài trang web nhằm tăng lượng truy cập website của mình (Offpage SEO).

On-page SEO hay Off-page SEO quan trọng hơn?

Để đạt được sự hiển thị tối đa trên các công cụ tìm kiếm và giữ cho người sử dụng được hài lòng thì bạn cần cả Onpage SEO và Offpage SEO. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì Onpage SEO quan trọng hơn và tôi sẽ giải thích lí do tại sao ngay dưới đây.

1. “Nói” bằng ngôn ngữ của công cụ tìm kiếm

Điều này tạo ra nhiều ý nghĩa hơn để khởi đầu với Onpage SEO và nó sẽ đúng đắn hơn là việc cố gắng thuyết phục các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao hơn cho bạn bằng offpage SEO. Các công cụ tìm kiếm là các chương trình máy tính (phần mềm) và chúng hiểu một ngôn ngữ riêng biệt. Cùng với SEO và cụ thể là Onpage SEO, bạn “nói” bằng ngôn ngữ của chúng và mục tiêu của bạn là làm sao cho chúng hiểu những điều mà website bạn muốn thể hiện. Nói cách khác, bạn đưa cho chúng càng nhiều dấu hiệu thì bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận với những thứ hạng cao hơn.

2. Onpage SEO

Đừng bao giờ quên rằng mục tiêu hàng đầu của bạn là phải làm cho người sử dụng luôn cảm thấy hài lòng. Offpage SEO có thể mang đến những lượng truy cập cho website của bạn nhưng nếu website không được thiết lập một cách phù hợp hoặc không thân thiện với người sử dụng thì sẽ gây ra một sự thất vọng lớn.

3. Nhiều trang web mắc phải những lỗi sai

Thật ngạc nhiên nhưng sự thật là phần lớn các trang web hiện nay không được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Mặc dù có rất nhiều thông tin về SEO nhưng rất nhiều chủ website vẫn tin rằng nó không có giá trị để SEO và họ thường bỏ chúng đi trước khi bắt đầu. Trong nhiều trường hợp thì Onpage SEO có nhiều những yêu cầu cả về việc sử dụng cũng như truy cập.

4. Onpage SEO đôi khi là tất cả những gì mà bạn cần

Nếu bạn đang vận hành một website cho một doanh nghiệp nhỏ thì bạn cần có những khách hàng địa phương tìm kiếm với những điều kiện khác nhau, sau đó Tối ưu hóa cấu trúc trang là tất cả những gì bạn cần làm.

5. Offpage SEO đến sau Onpage SEO

Để bắt đầu suy nghĩ về việc làm sao có thể thúc đầy được website của mình thì bạn phải đảm bảo rằng trang web của bạn đã được tối ưu hóa và ở trong những điều kiện tốt nhất. Vì vậy, bước đầu tiên là phải làm việc trên trang web sau đó mới đến bên ngoài trang web.

5 kĩ thuật Onpage SEO cho những thứ hạng tốt hơn

Có rất nhiều kĩ thuật để tối ưu hóa cấu trúc trang và không chỉ có 5, nhưng với mục đích của bài viết này tôi sẽ chỉ giải thích những thiết lập mà tôi cho rằng các bạn phải áp dụng trên website của mình mà thôi. Tôi mong rằng bạn sẽ đọc chúng.




1. Nội dung phải đến trước

Một website với nội dung rực rỡ có thể lớn hơn với SEO hoặc không SEO, một website với nội dung tồi sẽ không thể tồn tại dù SEO hay không SEO và một website với nội dung tốt có thể trở nên tốt hơn cùng với SEO.

Vậy, thế nào thì được xem là có nội dung tốt ?


  • Nội dung ban đầu (bài viết, văn bản, hình ảnh, video, đồ họa, ý kiến v…v) Không sao chép hoặc viết lại từ những bài đã tồn tại.
  • Nội dung được công bố trên trang nhất : Kể cả khi đó là nội dung của riêng bạn, nhưng bạn đã công bố nó trên một trang web khác thì nó cũng không tốt cho website của bạn nữa.
  • Nội dung, tốt nhất là nên kèm theo văn bản : Hãy cố gắng để văn bản đi kèm với nội dung phi văn bản của bạn. Ví dụ, nếu bạn đăng một video lên website thì hãy cố gắng thêm một đoạn mô tả bằng văn bản. Nếu bạn đăng một hình ảnh thì hãy cố gắng diễn đạt bằng từ ngữ những gì mà hình ảnh muốn truyền tải.
  • Nội dung ấy là hữu ích : Không xuất bản những nội dung mà chỉ nhằm thu lợi từ việc xuất bản. Trước khi nhấn nút “Publish” hãy chắc chắn rằng nó làm tăng giá trị cho website của bạn.
  • Nội dung đã được nghiên cứu kĩ : Người sử dụng không bao giờ muốn đọc những bài đăng được chuẩn bị qua loa, nhanh chóng và các công cụ tìm kiếm cũng vậy. Nếu bạn viết về một chủ đề hoặc trả lời một câu hỏi thì hãy đảm bảo rằng những gì bạn viết ra là hợp lí và bao quát được toàn bộ sự việc.
  • Tần xuất đăng bài : Có 2 điều rất quan trọng khi nói về tần suất đăng bài. Đầu tiên là phải có nội dung mới trên trang web của bạn và thứ hai là phải thiết lập một chiến lược xuất bản và làm theo chiến lược ấy.



2. Tiêu đề trang, mô tả và định dạng

Khi công cụ tìm kiếm đọc trang của bạn thì trong những thứ mà chúng kiểm tra sẽ bao gồm tiêu đề trang, các mô tả của trang, các đề mục lớn và hình ảnh. Chúng làm như vậy bởi chúng cần hiểu trang của bạn nói về điều gì và sau đó dựa vào các yếu tố khác (offpage SEO, quyền tác giả, sự cạnh tranh v…v) để đặt trang web của bạn ở một vị trí nhất định trong chỉ mục của chúng.

Tiêu đề trang – Mỗi trang web phải có một tiêu đề duy nhất để giúp cho cả công cụ tìm kiếm cũng như người sử dụng hiểu được trang đó đang nói về cái gì. Một trang web với tiêu đề “Các mẹo Onpage SEO” chắc chắn sẽ tốt hơn một trang với tiêu đề “index.html”

Mô tả - Mô tả trang là những gì mà người tìm kiếm sẽ nhìn thấy trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Vì vậy nó đã được mô tả lên đến 150 kí tự cho mỗi trang. Đó chính là cơ hội để bạn quảng cáo trang web của mình và thuyết phục người tìm kiếm click vào liên kết và đi tới trang web của bạn thay vì chọn những trang web khác.

Định dạng – Một trang web cần phải được định dạng đúng cách. Hãy nghĩ nó giống như một bản báo cáo, nó cần phải có một đề mục lớn (h1) và các đề mục phụ đi sau (h2). Những bộ phận quan trọng của báo cáo được in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân.

Không chỉ đưa văn bản lên trang mà còn phải đảm bảo rằng máy có thể đọc được. Bên cạnh những định dạng giải thích ở trên, bạn cần phải sử dụng một font chữ có kích thước tốt (ít nhất là 12px) và phân chia văn bản thành các đoạn nhỏ (tối đa 4-5 dòng).

Hình ảnh – Hình ảnh là quan trọng nhưng nó sẽ có thể làm tăng thời gian tải trang web. Cách tốt nhất để sử dụng hình ảnh đó là:


  • Sử dụng hình ảnh ban đầu. Nếu bạn cần sử dụng một hình ảnh có trên web khác thì bạn phải xác minh lại nguồn.
  • Tối ưu hóa kích thước của hình ảnh. Một hình ảnh với kích thước nhỏ hơn (byte) sẽ là tốt hơn. Bạn nên sử dụng Yahoo Smush It để giảm kích thước của hình ảnh mà không làm mất đi chất lượng của hình ảnh đó.
  • Sử dụng thẻ ALT để mô tả hình ảnh – điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu được những gì mà bức ảnh muốn truyền tải.
  • Sử dụng một Content Delivery Network (mạng lưới phân phối nội dung) – Nếu bạn có rất nhiều hình ảnh trong một trang web thì bạn có thể sử dụng một dịch vụ CDN (từ Amazon hay Google) cái mà có thể làm cho trang web của bạn được tải nhanh hơn. Hiểu một cách đơn giản thì các hình ảnh của bạn sẽ được lưu trữ và phục vụ bởi một số máy chủ, điều này làm tăng quá trình tải.



3. Cấu trúc URL

Cấu trức URL là một phần quan trọng của Onpage SEO. Bất cứ khi nào nói về URL, tôi đều chia nó thành 4 phần chính:

Liên kết cố định: Liên kết cố định chính là URL của mỗi trang. Một URL tốt nên có ít hơn 255 kí tự và sử dụng dấu gạch nối để ngăn cách giữa các phần.
Ví dụ một URL tốt là:

http://seomxh.com/forums/57-thu-thuat-seo-seo-tip.html

Và một URL xấu là:

http://seomxh.com/p?165 hoặc 
http://seomxh.com/seotipsforbeginners/ hoặc
http://seomxh.com/publish/data2/seo_Tips.html

Phân loại : Nhóm các trang của bạn vào các mục để giúp người dùng và công cụ tìm kiếm tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn. Nó giống như một kho với rất nhiều các khoản mục không được phân loại so với một kho mà tất cả các khoản mục đều được phân loại ra và gán cho một cái tên đặc thù. Bạn có thể thêm vào các tiểu mục nữa nhưng lời khuyên của tôi là không nên vượt quá một cấp. Ví dụ, một cấu trúc phân loại tốt như sau:

Reliablesoft > Social Media > Facebook and not Reliablesoft > Social Media > Facebook > Tips

Breadcrumb : Breadcrumb chính là một tập hợp các đường link phân cấp giúp người dùng có thể biết được mình đang ở trang nào. Một breadcrumb là rất quan trọng với tất cả các trang web của bạn bởi nó cho phép người sử dụng định vị được các trang web theo một cách có hệ thống từ đó họ luôn luôn biết mình đang ở đâu và cách xa như thế nào so với trang chủ.

User sitemap: Sơ đồ trang web. Một trong những tùy chọn trên menu chính nên là User Sitemap. Đây là một tập tin html đại diện cho cấu trúc website của bạn.

4. Liên kết nội bộ

Liên kết đến các trang trong website của bạn là rất quan trọng đối với SEO bởi vì:


  • Nó giống như việc xây dựng trang web của riêng bạn: Nếu bạn xem một hướng dẫn của Google trên How Search Works, bạn sẽ nhận ra rằng bước đầu tiên mà công cụ tìm kiếm sẽ làm là thực hiện theo các liên kết mà chúng tìm thấy. Vì vậy, khi chúng đến trang web của bạn, nếu bạn không có bất kì liên kết khác nào trong văn bản thì chúng sẽ đọc trang của bạn và đi nhưng nếu bạn có liên kết trỏ đến các trang khác trong website của bạn thì chúng sẽ đưa thêm vào tài khoản lưu trữ.
  • Đó là một cách để cho công cụ tìm kiếm biết về các trang khác của bạn: Như đã giải thích ở trên, khi công cụ tìm kiếm tìm thấy một trang với các liên kết, chúng sẽ đi tới và đọc những trang đó. Vì vậy bạn có thể sử dụng kĩ thuật này để làm công cụ tìm kiếm biết về tất cả những trang trong website của bạn, kể cả những trang mà chúng chưa phát hiện ra.
  • Đó cũng là một cách để cho công cụ tìm kiếm biết rằng những trang nào là quan trọng nhất. Mỗi website có một vài trang quan trọng hơn những trang khác. Liên kết nội bộ là một trong những cách để định vị những trang quan trọng bằng việc gửi đến chúng nhiều liên kết nội bộ hơn.
  • Đó là một cách để tăng thời gian trên trang web: Một người dùng đang đọc bài viết của bạn sẽ có nhiều khả năng nhấp chuột vào một liên kết để đọc thêm những bài viết khác, và do đó làm tăng cả thời gian ở trên trang web của bạn cũng như số lượng trang mỗi lần đọc.



Như vậy, rút ra một số điều tốt nhất cho liên kết nội bộ đó là:

- Không sử dụng những từ khóa chỉ dành cho các liên kết nội bộ của bạn
- Thêm các liên kết nội bộ khi nó là hữu ích đối với người đọc
- Không có nhiều hơn 7-8 liên kết nội bộ trên mỗi trang (đây là ý kiến của tôi và không dựa trên bất kỳ nghiên cứu hoặc nghiên cứu)
- Nếu có thể bạn cũng có thể sử dụng “các bài viết liên quan” ở cuối mỗi bài viết để tạo liên kết nội bộ

5. Tốc độ và quyền tác giả

Cuối cùng nhưng quan trọng không kém, 2 kĩ thuật SEO đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đặc biệt là sau khi phát hành Penguin 2.0 (hoặc 4.0 như một số người nói) đó là tốc độ và quyền tác giả.

Tốc độ: Google đang đầu tư một số tiền rất lớn để làm cho trang web nhanh hơn. Trong mỗi Google I/O một người nào đó sẽ nói về tầm quan trọng của tốc độ và mong muốn của họ là làm sao để các trang web được nhanh nhất trong chỉ mục của họ. Để làm một lượng các website có tốc độ truy cập tài khoản nhanh, họ đã chính thức bổ sung Tốc độ là một yếu tố xếp hạng.

Vì vậy, chúng tôi biết chắc chắn rằng tốc độ trang web của bạn có vấn đề khi nói đến SEO và xếp hạng. Là một quản trị mạng, công việc của bạn là đảm bảo rằng website của bạn tải càng nhanh càng tốt bằng cách đưa vào tài khoản Google’s Recommendation.

Google Authorship: Google đang chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo của tìm kiếm và nỗ lực của họ là xếp hạng các trang web cao hơn bởi người có chuyên môn về những vấn đề cụ thể. Một trong những cách thiết lập quyền tác giả mối tương quan giữa nội dung mà bạn đăng tải lên các web với hồ sơ Google+ của bạn. Sau đó, tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu người theo dõi và ai theo dõi bạn mà thứ hạng của bạn có thể thay đổi.

Google Authorship vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng cũng đang phát triển rất nhanh. Bởi vậy, bạn phải tạo một hồ sơ Google+ và kết nối thông tin đó với nội dung của bạn.

Danh sách kiểm tra Onpage SEO

Nếu bạn đã đọc bài viết đến dòng này thì những mẹo chính trong Onpage SEO được tóm tắt trong danh sách dưới đây:

Onpage SEO Checlist

Nội dung

1. Nội dung là bản gốc hay đi copy?
2. Nội dung được xuất bản lần đầu tiên trên trang web của bạn?
3. Nôi dung có đủ văn bản mô tả?
4. Nội dung có được nghiên cứu cùng với sự tham khảo?
5. Bạn đã có một chiến lược xuất bản rõ ràng?

Tiêu đề trang, mô tả và định dạng

6. Những tiêu đề trang là duy nhất cho mỗi trang?
7. Mô tả là duy nhất và lên đến 150 kí tự?
8. Văn bản được định dạng đúng h1, h2, đậm, nghiêng?
9. Văn bản được chia thành nhiều đoạn nhỏ?
10. Kích thước phông chữ dễ đọc trên màn hình nhỏ (máy tính bảng) là tốt?
11. Kích thước hình ảnh được tối ưu hóa sử dụng smushit?
12. Tất cả các hình ảnh đã sử dụng thẻ ALT?
13. Hình ảnh tên tập tin đã được mô tá?

Cấu trúc URL

14. Liên kết cố định sử dụng dấu gạch nối để ngăn cách?
15. Các trang web / bài viết được nhóm lại thành các loại?
16. Có breadcrumb trên tất cả các trang?
17. Có một sơ đồ HTML cho người dùng (User Sitemap)?

Liên kết nội bộ

18. Các trang có liên kết nội bộ?
19. Có phần “các bài viết liên quan” ở cuối mỗi trang?
20. Liên kết nội bộ có sử dụng cả keyword và non-keyword?

Tốc độ và quyền tác giả

21. Điểm số trang Web đạt hơn 90% khi kiểm tra bằng Google Page Speed Insights?
22. Quyền tác giả có được thực hiện cho mỗi bài hoặc trang có sãn trên web?

Đối với chủ sở hữu trang web người mà mới tiếp cận với SEO hoặc đơn giản là không có thời gian để đối phó với tối ưu hóa trang web, bạn luôn có thể thuê một công ty SEO đáng tin cậy để làm công việc đó cho bạn. Có rất nhiều các gói SEO khác nhau, phù hợp cho mỗi doanh nghiệp trực tuyến, tùy theo nhu cầu và yêu cầu riêng của bạn và giá cả cạnh tranh.


Ghé xem bài viết này trên Diễn đàn seo

Tối ưu SEO ONPAGE với 7 khái niệm nâng cao


Việc tìm hiểu các kỹ thuật được sử dụng để nắm bắt những điều này giúp cung cấp những tín hiệu tốt hơn liên quan đến nội dung và cuối cùng là nó giúp để được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Bài viết này không chỉ đưa ra một loạt các kỹ thuật on-page mà còn đưa ra những cách kết hợp rất tinh vi mà bạn cũng có thể áp dụng.



Trong khi Google không tiết lộ chính xác về các thuật toán của nó thì trong những năm qua chúng tôi đã thu thập được các bằng chứng từ các cuộc phỏng vấn, tài liệu nghiên cứu, bằng sáng chế Hoa Kỳ và quan sát từ hàng trăm các nhà tiếp thị tìm kiếm để có thể khám phá ra quá trình này.

Khi bạn đọc, bạn hãy nhớ rằng đây chỉ là một trong những thách thức mà Google có thể xác định on-page có liên quan và chúng không phải là một định luật tuyệt đối. Bạn có thể thử nghiệm trên trang web của riêng bạn là tốt nhất.

Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng những kiến thức đơn giản, sau đó sẽ chuyển dần đến kiến thức nâng cao hơn.

1. Sử dụng từ khóa

Ban đầu, đó là các từ khóa. Khái niệm này được hiểu là: Nếu trang web của bạn tập trung vào một chủ đề nhất định, công cụ tìm kiếm sẽ phát hiện ra các từ khóa trong các lĩnh vực quan trọng. Những vị trí này bao gồm thẻ tiêu đề, headlines, thuộc tính alt của hình ảnh và cả trong văn bản. SEO giúp các trang của họ xếp hạng bằng cách đặt từ khóa trong các khu vực này.

Thậm chí ngày nay, chúng ta bắt đầu với các từ khóa và nó vẫn là hình thức căn bản nhất của việc tối ưu on-page.

slide ​

Hầu hết các công cụ SEO on-page vẫn dựa vào vị trí từ khóa để xếp hạng trang web và trong khi nó vẫn còn là một yếu tố tốt để bắt đầu Seo nhưng nghiên cứu cho thấy sức ảnh hưởng của nó đã giảm đi đáng kể.

Trong khi điều quan trọng là để đảm bảo trang web của bạn tối thiểu phải có chứa các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng, khó có thể tin rằng vị trí từ khóa sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng xếp hạng trang web của bạn.

2. TF-IDF 

Đó không phải là mật độ từ khóa, đó là sự thể hiện mức độ quan trọng của từ này trong một văn bản mà bản thân văn bản đang xét nằm trong một tập các văn bản.

Gần đây các nhà nghiên cứu của Google đã mô tả TF - IDF như là được sử dụng để index trang web và các biến thể của TF - IDF xuất hiện như là một thành phần trong số bằng sáng chế nổi tiếng của Google.

TF-IDF không đánh giá được mức độ thường xuyên mà một từ khóa xuất hiện nhưng nó cung cấp một thước đo quan trọng bằng cách so sánh mức độ thường xuyên mà một từ khóa xuất hiện so với sự mong đợi từ một tập các văn bản lớn hơn.

Nếu ta so sánh cụm từ "basket" với "basketball player" trong Ngram viewer của Google thì chúng ta thấy rằng "basketball player" là hiếm gặp hơn trong khi "basket" là phổ biến hơn. Dựa vào tần số này, chúng tôi có thể kết luận rằng "basketball player" là có ý nghĩa trên một trang trong khi "basket" vẫn còn cao hơn nhiều.

7 khai niem nang cao ve Seo onpage ​

Đối với mục đích SEO, khi chúng ta đo lường mức độ tương quan của TF-IDF với thứ hạng cao hơn, nó thực hiện tương đối tốt so với việc sử dụng từ khóa riêng lẻ. Thay vào đó, chúng ta nên nghĩ về TF-IDF như một thành phần quan trọng của khái niệm on-page nâng cao khác.

3. Từ đồng nghĩa 

Với hơn 6 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google có rất nhiều thông tin để xác định những người tìm kiếm thực sự khi họ gõ vào hộp tìm kiếm. Nghiên cứu của Google cho thấy, từ đồng nghĩa thực sự đóng một vai trò quan trọng chiếm 70% của các tìm kiếm.

Để giải quyết vấn đề này, công cụ tìm kiếm sở hữu kho dữ liệu lớn những từ đồng nghĩa với nhau và đóng các biến thể với gần 1 tỷ cụm từ để cho phép chúng phù hợp với nội dung của các truy vấn tìm kiếm ngay cả khi sử dụng những từ khác với văn bản của bạn. Một ví dụ về truy vấn hình ảnh chú chó, nó có thể có các từ tương tự như:

Dog Photos • Pictures of Dogs • Dog Pictures • Canine Photos • Dog Photographs​

Mặt khác, truy vấn Dog Motion Picture có nghĩa là một cái gì đó hoàn toàn khác và điều quan trọng là nó cho công cụ tìm kiếm biết được sự khác biệt.

Từ quan điểm SEO, điều này có nghĩa là tạo ra nội dung sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và các biến thể thay vì sử dụng các từ khóa tương tự được lặp đi lặp lại.

7 khai niem nang cao ve Seo onpage 2 ​

Sử dụng các biến thể trong chủ đề chính của bạn giúp giải quyết được vấn đề định hướng khi các cụm từ khóa tương tự có thể tham khảo nhiều hơn một khái niệm. Ngày nay, thuật toán Hummingbird cũng sử dụng co-occurrence để xác định từ đồng nghĩa để thay các truy vấn.

4. Phân đoạn trang

Mỗi trang web được tạo thành từ các tiêu đề, footers, sidebars khác nhau. Đã từ lâu công cụ tìm kiếm làm việc để xác định một phần quan trọng nhất của một trang cụ thể. Cả Microsoft và Google cũng đã có một vài bằng sáng chế chứng minh rằng nội dung trong các phần có liên quan nhiều hơn về HTML.

Nội dung nằm trong phần văn bản chính sẽ quan trọng hơn là nó được đặt ở sidebars hoặc các vị trí khác.

7 khai niem nang cao ve Seo onpage 3 ​

Phân đoạn trang trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn khi chúng ta nhắm mục tiêu vào các thiết bị di động mà thường được ẩn trong các phần của trang. Công cụ tìm kiếm muốn phục vụ người dùng bằng cách hiển thị những phần quan trọng mà bạn có thể nhìn thấy, vì vậy hiển thị các văn bản trọng tâm là xứng đáng nhất.

Để có một bước tiến xa hơn, HTML5 cung cấp các yếu tố ngữ nghĩa như <article>, <aside> và <nav>, nó có thể xác định rõ các phần của trang web.

5. Khoảng cách về ngữ nghĩa và thuật ngữ quan hệ

Khi nói đến việc tối ưu on-page, khoảng cách ngữ nghĩa đề cập đến mối quan hệ giữa các từ và cụm từ khác nhau trong văn bản. Điều này khác với khoảng cách vật lý giữa các cụm từ và tập trung vào các kết nối các thuật ngữ trong câu, trong đoạn văn và các phần tử HTML khác.

Làm thế nào để công cụ tìm kiếm biết rằng "Labrador" liên quan đến "dog breeds" khi hai cụm từ này không phải là trong cùng một câu?

Công cụ tìm kiếm giải quyết vấn đề này bằng cách đo khoảng cách giữa các từ và cụm từ khác nhau trong các phần tử HTML khác nhau. Càng gần với khái niệm ngữ nghĩa thì khái niệm này có thể có liên quan. Cụm từ nằm trong cùng một đoạn sẽ gần hơn so với cụm từ được ngăn cách bởi nhiều khối văn bản.

7 khai niem nang cao ve Seo onpage 4 ​

Ngoài ra, các phần tử HTML có thể rút ngắn khoảng cách ngữ nghĩa giữa các khái niệm để kéo chúng gần nhau hơn. Ví dụ, danh sách các mặt hàng có thể được xem là có khoảng cách xa như nhau, và "tên tài liệu có thể được xem xét để gần gũi với tất cả các thuật ngữ khác trong tài liệu".

Bây giờ là thời điểm tốt để đề cập đến Schema.org. Schema markup cung cấp cấu trúc ngữ nghĩa của văn bản để xác định một cách rõ ràng về mối quan hệ giữa các thuật ngữ.

Lợi thế của lược đồ này là nó giúp cho công cụ tìm kiếm không phải phán đoán những gì đang xảy ra. Các mối quan hệ được xác định rõ ràng. Thách thức là nó đòi hỏi các webmaster phải sử dụng đánh dấu đặc biệt. Cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy việc áp dụng này là rất thấp. Phần còn lại của khái niệm được liệt kê ở đây có thể làm việc trên bất kỳ trang nào có chứa văn bản.

6. Co-occurrence và các cụm từ dựa vào việc index

Cho đến thời điểm này, chúng tôi đã thảo luận các từ khóa riêng lẻ và các mối quan hệ giữa chúng. Công cụ tìm kiếm cũng sử dụng phương pháp index các trang dựa trên các cụm từ đầy đủ và các trang cũng xếp hạng dựa trên sự liên quan của những trang này.

Chúng tôi biết quá trình này là dựa vào việc index các cụm từ. Điều thú vị nhất trong quá trình này không phải là cách Google xác định các cụm từ quan trọng cho một trang web mà nó còn giúp Google sử dụng những cụm từ này để xếp hạng một trang web dựa trên sự liên quan của chúng.

Sử dụng khái niệm co-occurrence sẽ giúp công cụ tìm kiếm biết rằng cụm từ cụ thể có xu hướng dự đoán được các cụm từ khác. Nếu mục tiêu chủ đề chính của bạn là "John Oliver" thì cụm từ này thường xuất hiện với các cụm từ khác như "late night comedian," "Daily Show" và "HBO". Một trang có chứa nhiều thuật ngữ liên quan thì sẽ có nhiều khả năng được xuất hiện hơn là một trang không có các thuật ngữ liên quan.

7 khai niem nang cao ve Seo onpage 5 ​

Thêm các liên kết đến này từ các trang có liên quan, cụm từ co-occurring và bạn đã đưa ra tín hiệu mạnh theo ngữ cảnh trên trang của bạn.

7. Thực thể nổi bật

Trong tương lai, công cụ tìm kiếm đang tìm hiểu cách sử dụng các mối quan hệ giữa các thực thể (ngoài các từ khóa) để xác định chủ đề có liên quan.

Một công nghệ được công bố như một bài nghiên cứu của Google mô tả sự liên quan thông qua các thực thể nổi bật.

Thực thể nổi bật vượt xa kỹ thuật từ khóa truyền thống, giống như TF-IDF, để tìm kiếm các thuật ngữ có liên quan trong một tài liệu bằng cách tận dụng các mối quan hệ giữa các thực thể được biết đến. Thực thể là bất cứ thứ gì trong tài liệu và được xác định rõ ràng.

7 khai niem nang cao ve Seo onpage 6 ​

Trong biểu đồ trên, bài viết có chứa các chủ đề Iron Man, Tony Stark, Pepper Potts và Science Fiction. Cụm từ “Marvel Comics" có mối quan hệ mạnh với tất cả các thuât ngữ này. Ngay cả khi nó xuất hiện một lần nó cũng có khả năng tác động đáng kể trong các tài liệu.

Mặt khác, cụm từ "Cinerama" cũng xuất hiện nhiều lần, cụm từ này có mối quan hệ thực thể yếu hơn và có khả năng không bằng với cụm từ trên.

Lời khuyên để tối ưu on-page

Chúng ta có thể tính toán mối quan hệ của các thực thể để đưa ra một số bước thực hành đơn giản để tối ưu nội dung:

1. Nghiên cứu từ khóa. Mặc dù bản thân các từ khóa không tạo ra nền tảng nội dung cho bạn nhưng tất cả mọi thứ được bắt đầu nếu quá trình nghiên cứu từ khóa được tiến hành tốt. Bạn muốn biết những từ ngữ nào bạn đang nhắm mục tiêu, các từ khóa cạnh tranh xung quanh từ khóa bạn nhắm mục tiêu và các thuật ngữ phổ biến. Cuối cùng, mục tiêu của bạn là kết nối nội dung của bạn với những loại từ khóa để đưa vào hộp tìm kiếm.

2. Nghiên cứu xung quanh các chủ đề. Dừng lại việc nghiên cứu một từ khóa duy nhất và thay vào đó là hướng tới việc khám phá chủ đề từ khóa. Kiểm tra các từ khóa thứ cấp liên quan đến mỗi từ khóa. Khi mọi người nói về chủ đề của bạn người ta thường sử dụng những từ ngữ nào để mô tả nó? Những đặc tính của đối tượng đó là gì? Sử dụng các cụm từ khóa hỗ trợ để xây dựng nội dung xung quanh chủ đề trọng tâm của bạn.

3. Khi tạo ra nội dung bạn trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt. Nội dung tốt là nội dung trả lời được nhiều câu hỏi và ngữ nghĩa liên quan phản ánh được điều này. Bảng xếp hạng hàng đầu cho bất kỳ truy vấn tìm kiếm có nghĩa là công cụ tìm kiếm tin rằng nội dung của bạn mang đến những câu trả lời tốt nhất. Khi cấu trúc nội dung của bạn tập trung vào các chủ đề thì chắc chắn rằng bạn xứng đáng được xếp hạng hàng đầu bằng cách trả lời các câu hỏi và cung cấp một trải nghiệm người dùng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

4. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên. Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, nó mang lại rất nhiều lợi ích để xác định những từ khóa phổ biến để tham khảo cho chủ đề của bạn và bao gồm các nội dung phù hợp.

5. Đặt nội dung quan trọng vào những phần quan trọng nhất. Tránh đặt những nội dung quan trọng vào cuối trang và sidebars. Đừng lãng phí thời gian để đánh lừa công cụ tìm kiếm với CSS và thủ thuật JavaScript. Nội dung quan trọng nhất của bạn nên đặt ở vị trí mà nó được nhìn thấy rõ nhất và dễ dàng tiếp cận với độc giả.

6. Cấu trúc nội dung một cách phù hợp. Các Header, các đoạn văn, danh sách và các bảng biểu đều cung cấp cấu trúc nội dung để công cụ tìm kiếm hiểu được mục tiêu mà bạn đang nhắm tới. Một trang web có cấu trúc rõ ràng mang đến rất nhiều lợi ích. Sử dụng những lời giới thiệu phù hợp, những kết luận và các chủ đề để tổ chức thành một đoạn văn, viết đúng chính tả và ngữ pháp cùng với các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.

Cuối cùng, chúng ta không cần một siêu máy tính để làm cho nội dung của chúng ta được tốt hơn hoặc dễ hiểu hơn.Nếu chúng ta viết cho độc giả của chúng ta thì nội dung của chúng ta sẽ được đi một chặng đường dài trong việc tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Lời khuyên tốt nhất cho SEO on-page và chủ đề mục tiêu của bạn là gì?

Đây là bài viết không dành cho newbie nên bài viết mang nặng tính nghiên cứu và đã phân tích khá rõ nhưng có nhiều khái niệm mới cần nghiên cứu cho nên bạn cần xem rõ các link trích dẫn và hình ảnh minh hoạ ở trên. Nếu bạn nào không rõ có thể comment sau bài viết này để được giải đáp nếu như đó là những ý kiến mang tính thảo luận tích cực.

www.thegioiseo.com
Bài viết có tham khảo và sử dụng nội dung từ Moz.