Recent Products

Cuộc thi SEO 2015 - Test Tool

Hưởng ứng cuộc thi SEO 2015

Dòng ở trên là H2 vì mặc định nó lấy title làm H1 rồi :)).

Thực sự bây giờ mình cũng chẳng biết làm sao cho bài viết "cuộc thi SEO 2015" này lên top nữa. Thấy anh em hào hứng quá mình cũng làm một bài cho xôm tụ thôi chứ bài này không nằm trong khuôn khổ nhận giải >.<

Cuộc thi seo 2015
Đây là hình mình copy trên mạng (không phải bạn gái mình). Mở bằng photoshop >> save for web.  Dung lượng dưới 20kb. Title và alt được đặt trùng với từ khóa

Cuộc thi seo 2015 có gì vui?

Nghe đồn là được tặng 1 tài khoản vip trên hệ thống seomxh của thằng ku cùng tên với mình. Cái này nhiều thằng ham hố nên cuộc thi này đông vui lắm. Tham gia đi (y)

Viết xong bài cuộc thi seo 2015 này rồi làm gì tiếp đây?

Cái này của đứa nào đứa đó làm nha, hết cách rồi :v. 

Thôi dừng bút, bài viết vậy quá chuẩn seo rồi :)). 


Giải quyết vấn đề liên kết chất lượng là gì và cách xây dựng

“Mọi thứ sinh ra đều không có khái niệm tốt hay xấu, chỉ có suy nghĩ của chúng ta khiến nó trở nên như vậy ”

Cái cách mà bắt đầu bài viết này có lẽ hơi hợm hĩnh , nhưng mà nó đúng là vậy ! Các bạn có thể nghĩ rằng tranh cãi về những việc như thế này đã kết thúc từ lâu ? nhưng có lẽ một số người vẫn còn muốn tranh cãi về chuyện thế nào là backlink tốt và cũng có nhiều người chưa hiểu rõ . Sau đây các bạn tìm hiểu bài viết để rõ hơn và cũng đến lúc đi đến hồi kết cho tranh luận này .

Dưới đây là 11 tính chất của backlink chất lượng

Những tính chất mà mìnhsắp sửa kể với các bạn chắc chắn là những thứ mà backlink chất lượng có đầy đủ . Nhưng cũng nhớ rằng không phải link nào cũng có được tất cả các tiêu chí ở dưới. Tuy nhiên, các bạn cần lấy những link thật sát với các tiêu chí này vì chẳng những nó giúp cho site của các bạn an toàn hơn, nó còn giúp cho bạn tang được hiệu quả nữa.

Mặc dù mình chủ yếu nói về những link được lấy từ các trang báo chí , tin tức nhưng các tiêu vẫn có thể được áp dụng cho các dạng link khác như từ blog cá nhân cũng có thể cho diễn đàn .

1. Sự liên quan của site

Có được các link về từ các trang liên quan tới web của bạn là yếu tố hàng đầu của backlink chất lượng. Đây là cách tốt nhất để tránh bị phạt bởi Google Penguin. Trang đặt link càng liên quan thì link đó càng lý tưởng.

Ví dụ, với trang SEOMxh , đặt link về những trang liên quan tới SEO sẽ cho kết quả tốt nhất " Các bạn kiểm tra sẽ thấy nhé "

Nhưng có phải lúc nào cách này cũng làm được…?

Câu trả lời là không

Việc này khiến cho bạn phải đặt link lên những trang có nội dung gần giống với ngành mà bạn đang SEO . Với những lý do đó, minh đặt tính liên của link lên thành ưu tiên hàng đầu.

Bước đầu tiên : Của công việc build link mình sẽ tập trung vào những trang liên quan gần nhất với trang SEO.

Bước thứ 2 : Mình sẽ tìm những trang có nội dung về marketing.
Với bước tiếp theo : Mình sẽ mở rộng ra cho các trang về kinh tế.

Trong phần lớn trường hợp, bạn có thể áp dụng 3 bước này mà không giảm độ liên quan của site đặt link với site các bạn làm SEO.

Tuy nhiên, nếu mình không có được đầy đủ qua 3 bước trên, mình sẽ mở rộng ra thêm tới các site có nội dung liên quan tới khởi nghiệp hoặc là kỹ năng mềm. Vấn đề là bạn sẽ chọn nguồn backlink nào để bắt đầu trước khi mở rộng nó ra.

Hãy nhớ luôn có những ngoại lệ cho vấn đề liên quan. Ví dụ, những link từ social , trang của các doanh nghiệp hoặc các trang danh bạ vẫn có thể được tính là backlink chất lượng mặc dù nội dung trang không hề liên quan . Các loại hình Social 
  • + Social News: Digg, Sphinn, Newsvine: đọc tin, vote hoặc comment

  • + Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube: tạo, chia sẽ hình ảnh, video

  • + Social Networks: Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter: kết nối và chia sẻ.

  • + Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo:
  • chia sẻ hoặc bookmark các site quan tâm.
2. Sự liên quan của page

Ok, giờ các bạn đã có một danh sách những trang liên quan. Yếu tố quan trọng thứ 2 của link chất lượng là sự liên quan ở cấp độ page. Việc đặc biệt cần thiết là những nội dung xoay quanh link về của bạn cần phải liên quan tới nội dung của trang làm SEO.

Một ví dụ hoàn hảo cho sự liên quan ở cấp độ website và page là trang làm SEO của mình có liên quan tới anchor text được đặt trong một bài viết về anchor text đó.

Vâng, sẽ là sự liên quan hoàn hảo nếu như một bài viết về anchor text đặt link về một bài viết trên trang của mình về anchor text đó, nhưng thông thường trường hợp này không xảy ra. Mặc dù, trường hợp này cho kết quả tốt nhất nhưng các bạn vẫn có thể có được sự liên quan rất mật thiết nếu như nội dung của bài post chứ anchor có nhắc tới nội dung trên trang bạn đặt link về .

Một bài viết chuẩn SEO đặt về trang của các bạn sẽ tạo ra sự liên quan tốt , vì Google luôn có khả năng liên kết các bài viết để xác định sự liên kết trong nội dung. Dưới đây là các ví dụ các bạn nên và không nên đặt link (—> là đặt backlink về):

  • SEO blog + bài viết chứa anchor text —> bài viết về anchor text = hiệu quả cao nhất

  • SEO blog + bài viết SEO bình thường —> bài viết về anchor text = hiệu quả

  • SEO blog + bài viết không liên quan —> bài viết về anchor text = ít hiệu quả

  • Site không liên quan + bài viết không liên quan —> bài viết về anchor text = không hiệu quả/Bạn đang phí thời gian làm việc này?
3. Sự liên kết của các link

Trước bạn bắt đầu post tràn lan trên các blog thì bạn cần sắp xếp mức độ ưu tiên của chúng lại trước… Nó liên quan tới chất lượng tự nhiên theo dòng Topical Trust Flow

Hình ảnh lấy tại gotchseo​

Nếu như các bạn xếp trang theo cách như sau A) có sự liên quan về mặt nội dung cao hơn trang B) có sự liên quan về link, bạn sẽ thấy kết quả nhanh chóng.

Nếu các bạn làm theo các bước trên, bạn sẽ có link về rất tốt. Nhưng hiện tại thì chúng ta vẫn chọn ưu tiên theo chỉ số DA. Thành thật mà nói, DA là chỉ số không chính xác nhất bởi vì trang Open Site Explorer cập nhật index các link cực kì chậm chạp. Bởi vậy, các web có chỉ số DA cao thấp nhiều khi là do Open Site Explorer chưa cập nhật nó thôi. Nhưng mà nó vẫn là một chỉ số để đánh giá chất lượng của domain.

Các bạn nên sắp xếp các link theo thứ tự ưu tiên dựa trên Topical Trust Flow và DA. Một số người thích chọn những trang có DA thấp vì dễ đi link hơn. Cách tiếp cận này là hợp lý nhưng mình thích lấy DA cao càng nhanh càng tốt vì nó cho kết quả nhanh hơn.

4. Contextual link

Điều hoàn toàn tương tự những gì mình vừa nói với các bạn, những link nằm chung trong content, có thể click được, hay còn gọi là contextual link, rất quan trọng. Những link đứng một mình nó có thể hiệu quả nhưng so với contextual link thì lại không tốt bằng. Nếu bạn quyết định sử dụng link đứng riêng một mình thì hãy chắc chắn nó nằm trong site có liên quan về nội dung hoặc page có liên quan về nội dung và những link ra khác liên quan tới bạn.

5. Chất lượng content

Đây là điều mà nhiều người nghĩ tới, sự thật thì chất lượng nội dung chứ đường link về rất quan trọng. Nó nên được thiết kế một cách cẩn thận, không chứa các lỗi ngữ pháp và chính tả. Yếu tố quan trọng nhất là nó phải đem lại giá trị gì đó về mặt nội dung.

Content chất lượng = nhiều tương tác social = tăng chất lượng cho backlink

6. Sự liên quan của link out

Mỗi khi các bạn có một contextual link, nó nên được bao bọc ở giữa những link out khác có liên quan. Những link out liên quan sẽ tạo ra độ tin cậy cao hơn cho web các bạn đặt link, và sẽ làm tăng độ tin cậy của backlink đó. Các bạn nên tránh những trang đặt link out tới những trang xấu.

Nếu các bạn đặt bài viết trong trang tin tức với sự sàng lọc kỹ lưỡng thì cơ hội có được link out liên quan và chất lượng là rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn đặt link từ những trang chỉ được dùng để build link hoặc như một trang blog cộng đồng thì có khả năng trang đó có nhiều link là link spam.

7. Anchor text

Google vẫn quan trọng yếu tố keyword trong anchor text. Chắc chắn các bạn sẽ không muốn bỏ lỡ phần trăm nào có thể đặt link chứa anchor text chính xác. Hãy tập trung phối hợp những từ ngữ để có anchor text chứa keyword và bạn sẽ có thứ hạng tốt.

8. IP

Điều này có lẽ không thể nhìn thấy, nhưng site đặt backlink phải có IP khác với trang của bạn. Bạn nên có càng nhiều IP trỏ về càng tốt với trang của mình.

9. Referral traffic

Một backlink hợp lý có thể đem lại cho bạn vài traffic về, đây chính là lúc duy nhất mà chỉ số rank Alexa có tác dụng. Nếu bạn cố gắng lấy referral traffic về từ các backlink, bạn nên cân nhất tìm các backlink dựa vào Alexa rank. Đôi lúc, lượng referral traffic lại là nguồn đem lại traffic nhiều nhất cho website của bạn.

10.Khó khăn để đặt link

Một backlink tốt có để được định nghĩa là một backlink khó đặt. Phải có một quy trình khó khăn và nội dung chất lượng khi các bạn cố gắng để đặt được một backlink về.

Ví dụ, để lấy một backlink từ Forbes hiệu quả hơn rất nhiều từ web 2.0. Bởi vì bất cứ ai cũng có thể lấy được link từ web 2.0. Cần rất nhiều thời gian và tiền bạc để đặt được link về từ Forbes hay những trang chất lượng, đó là lý do khiến cho các trang này có giá trị.


11. Chiến lược đẩy link

Ok, vậy là giờ các bạn hiểu được backlink chất lượng, vậy thì sao nữa? Cái các bạn cần bây giờ là tăng giá trị, độ tin cậy của backlink hơn nữa. Nếu các bạn theo sát chiến lược này, bạn sẽ hoàn thiện được phương trình đem lại backlink tốt.

· Internal link

Các bạn thường không thấy việc này quan trọng, nhưng các bạn nên trân trọng cơ hội được đặt link ở trang đó? Đó là lý do mà bạn nên tìm hiểu kỹ trang đó và tìm cơ hội để đặt internal link về bài viết chứ backlink của các bạn. Những internal link này sẽ làm tăng chất lượng của trang đặt backlink và khiến cho backlink đó chất lượng hơn.

· Tín hiệu từ social

Các bạn nên bỏ ra thời gian tương đương với việc đẩy các bài trên blog để đưa các bài viết lên mạng xã hội. Tính hiệu từ mạng xã hội tạo ra độ tin cậy cho các link của các bạn. Hãy làm việc thật chăm chỉ để tăng chất lượng backlink.

· Tương tác người dùng

Vậy là giờ bạn đã có tín hiệu tốt từ internal link và từ mạng xã hội, nhưng hình như phần comment trên đó bị bỏ qua thì phải? Hãy cố gắng tạo ra các cuộc tranh luận để lấy comment vì sự tương tác của người dùng giúp làm mới nội dung và khiến Google crawl link đó thường xuyên hơn.

Kết luận

Backlink chất lượng là những link khó để đặt nhưng nó sẽ tạo ra kết quả tốt hơn hàng trăm link kém chất lượng khác. Hãy làm việc chăm chỉ để có những link này, cùng với đó là bớt quan tâm tới số lượng đi.

Nếu bạn có ý kiến gì để lấy link chất lượng, hãy cùng thảo luận với chúng tôi bên dưới.

Bài viết được lược dịch bởi seomxh.com 

Định hướng vấn đề xây dựng liên kết và nội dung SEO

Nghe giang hồ đồn tháng 8 có update penguin gì đó không biết thật không, nghe có vẻ ớn ớn. Hôm nay mình góp ít ngu kiến để các bạn làm thịt penguin trước khi nó để ý mấy cái site của mình. :3

Bây giờ bỏ qua mấy cái câu hỏi ngớ ngẩn như link bao nhiêu là đủ, link bao nhiêu mới lên top, sao đi link hoài mà từ khóa không lên.. vv.vv (vì liên kết không phải là tất cả để từ khóa của bạn có thể xếp hạng ở trang nhất được, nên đừng cắm đầu đi link rồi quay lại hỏi những câu như vậy, nghe buồn cười lắm, nói thật đấy ).

[​IMG]

Hãy tìm hiểu bản chất của việc đi link (xây dựng liên kết/linkbuilding/build link) bằng cách trả lời một số câu hỏi:
  • Tại sao bạn cần đi link : vì nó là một phần quan trọng trong việc xếp hạng từ khóa
  • Đi link những nơi nào: Web vệ tinh, blog,mạng xã hội, web directories, submit site, forum (post, profile, chữ ký, comment, inbox) ... chỗ nào đặt được là có khả năng lợi dụng rồi đó.. còn đi như thế nào cho tốt thì đọc tiếp..
  • 1 nơi để đặt link tốt cần những gì (tính toàn site): nội dung liên quan, domain lâu năm, domain rank,trust cao (pa, da.), CF, TF, lượng truy cập lớn. vv.vv
  • Yếu tố nào đánh giá 1 backlink tốt (tính theo page chứa backlink đó): nội dung của page, page age, page rank, outlink, lượng truy cập, internal link trỏ về, backlink trỏ về, các yếu tố về onpage (tiêu đề, mô tả, các thẻ, hình ảnh, ….). vv.vv .. và mục tiêu của chúng ta là có càng nhiều page như thế này càng tốt.

Ở trên chỉ là vài câu hỏi theo kiến thức nông cạn của mình, để thực sự có một chiến dịch đi link hoàn hảo chúng ta cần bắt tay vào làm và dần dần đúc kết được theo từng dự án.

Trả lời câu hỏi đi link như thế nào?

Để các bạn không tốn thời gian đọc tiếp thì mình nói trước bạn nào cần nhiều link cỡ trên 1k/ngày không cần đọc tiếp, các bạn chỉ cần bỏ tiền mua vài textlink, copy & paste hoặc mua tool mà bắn thoải mái thôi nhé. Bạn nào cần ít ít link giống mình thì đọc tiếp...

Đừng tách biệt nội dung trên website với nội dung đi link. Mỗi người đi link đều có tuyệt chiêu khó hiểu riêng, nhưng để mọi chuyện diễn ra tự nhiên nhất, chúng ta vẫn phải kiểm soát được mình viết cái gì và được lợi gì từ bài viết đó.

Ví dụ mình đang cung cấp Chuông gọi phục vụ Easycall, mình muốn SEO 1 page: chuông gọi phục vụ không dây quán cafe. Nếu các bạn đi link cho page này thì các bạn sẽ viết những gì?

Chủ đề chuông phục vụ quán cafe của mình đưa ra sẽ có những nội dung người ta quan tâm trực tiếp (tức là người ta đã biết đến cái chuông của mình rồi và muốn mua).
  • Giới thiệu chuông gọi phục vụ không dây giành cho quán cafe
  • Tại sao các quán cafe nên sử dụng hệ thống chuông gọi phục vụ Easycall
  • Lợi ích của quán cafe khi sử dụng chuông gọi phục vụ không dây
  • Chi phí lắp đặt hệ thống chuông gọi phục vụ không dây
  • Cung cấp chuông gọi phục vụ không dây quán cafe
  • Địa chỉ bán chuông gọi phục vụ không dây quán cafe
  • Mua chuông gọi phục vụ quán cafe ở đâu
  • vv.vv
Và những nội dung giành cho những người chưa biết đến cái chuông của mình ( những bài viết mà từ đó người ta biết đến hệ thống chuông gọi phục vụ)
  • Trai gái thoải mái tâm sự trong quán cafe 69 (trong đó giới thiệu quán đang sử dụng hệ thống chuông của mình)
  • Shinhank bank đầu tư hàng tỉ $ vào nội thất cho các văn phòng (trong đó giới thiệu ngân hàng đang sử dụng hệ thống chuông của mình)
  • Nhà hàng 5 sao đẳng cấp ngay trung tâm thành phố (trong đó giới thiệu nhà hàng đang sử dụng hệ thống chuông của mình)
  • vv.vv
Một số nội dung mở rộng khác các bạn tùy vào lĩnh vực mình làm mà mở rộng ra, ví dụ:
  • Chiết khấu 15% cho các đại lý cấp 1.
  • Gửi tiền cafe 10% tổng hợp đồng cho người giới thiệu
  • Tham gia chương trình chương trình nhận hệ thống chuông miễn phí tại chuonggoinhanvien.com
  • vv.vv
Vậy các bạn nên tập trung vào những bài viết người ta quan tâm trực tiếp để sử dụng vào tầng 1. Các bài viết mở rộng theo kiểu gián tiếp sẽ sử dụng cho tầng 1, tầng 2, tầng 3 tùy theo mô hình bạn chọn.

Các bài viết này có thể sử dụng trên website chính và chia sẻ ở vài blog, web vệ tinh khác mà không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng các bạn nên hạn chế, ít nhất là dựa vào thông điệp chính cần chuyển đến người đọc, rồi viết lại theo một văn phong khác với tỉ lệ nội dung unique càng cao càng tốt (trên 70% cho chắc).

Nên lựa chọn đi link ở những nơi nào cho tốt?

Với số lượng nội dung đi theo hướng ở trên, 1 chủ đề các bạn có thể mở rộng ra ít nhất 30 bài viết cho tầng 1 và hàng trăm bài viết cho tầng 2, 3.. Mình gợi ý thứ tự ưu tiên để các bạn đi link như sau:
  • Website vệ tinh
  • Blog
  • Forum
Muốn lâu dài hãy tập trung vào website vệ tinh, muốn free hãy sử dụng blog, muốn nhanh chóng (lên, xuống) hãy tăng ref domain bằng các forum. Các hình thức đi link khác chỉ mang tính chất bổ sung

Kiến thức có hạn, thời gian có hạn, tranh thủ làm thôi, đúng sai sau này sẽ rõ :D

Google đã thay đổi những gì trong thời gian qua?

Lang thang trên mấy diễn đàn seo thấy bàn tán xôn xao vụ Google có update thuật toán không phải panda, không phải penguin cũng không liên quan đến mobile, vậy nó update cái khỉ gì?  Quay lại chủ đề cũ: tìm hiểu cách hoạt động và thay đổi của Google trong thời gian qua.
Bạn hiểu gì về Google?
Hãy bắt đầu SEO từ việc nắm bắt “ Tâm lý cá nhân” và “Tâm lý của Google”
Nguồn thu chủ yếu của Google là dựa vào quảng cáo. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người sử dụng Google để tìm kiếm câu trả lời họ cần. Vậy nếu mọi người ngưng sử dụng Google thì mọi chuyện sẽ ra sao? Ai là người sẽ click vào những quảng cáo và ai sẽ trả tiền cho họ?
Đó là lý do họ bắt buộc phải dọn dẹp spam, xóa bỏ những thứ không liên quan khỏi kết quả tìm kiếm và đem lại sự lựa chọn tốt nhất cho người tìm kiếm, có vẻ việc này rất khó khăn nhưng họ đang từng bước làm mọi việc tốt hơn.
Google làm thế nào để giúp chúng ta tìm kiếm đúng thứ mình cần?Họ thực hiện chính sách 1 mũi tên 3 mục tiêu. Nhưng vẫn luôn tuân theo một hướng là tìm ra dự định, ý nghĩa và mong muốn đằng sau câu lệnh truy vấn của mỗi người
1. Đưa ra những kết quả gợi ý
2. Đưa ra những kết quả nhanh chóng
3. Cung cấp những kết quả liên quan
Vậy, Google có thể dựa vào điều gì?
Trong nhiều năm qua Google vẫn âm thầm thu thập tất cả dữ liệu và hành vi của người dùng
  • Ai tìm kiếm cái gì
  • Họ click vào đâu
  • Thời gian họ ở lại trên trang đó
  • Tiếp theo họ làm gì
  • Họ mua gì, ở đâu
Bọ tìm kiếm google bot spider crawler
Tất cả đều được ghi nhận để chuẩn bị cho những thuật toán của họ.
Mắc gì họ lại phải làm vậy?
Để nâng cao kiến thức đồ của họ về thế giới và con người. Để có thể nâng cao chất lượng tìm kiếm và trở nên quan trọng hơn với chúng ta. Google giúp chúng ta tìm kiếm mọi thứ bất kể là con người hay địa điểm, tin tức hay sự kiện, giá cả hay thị trường…
Với tốc độ phát triển, tiến hóa và không ngừng học hỏi này chẳng mấy chốc mà Google sẽ hiểu được thế giới theo cách con người hiểu.
Thông qua việc cá nhân hóa dịch vụ, google đã thu thập được những dữ liệu cụ thể của hàng tỉ người. Những dữ liệu này sẽ giúp họ xây dựng “Trust rank” cho từng người cụ thể.
Hiện tại gg có thể tin những gì? 
  • Những người nó biết rõ thông tin
  • Những dữ liệu của chính nó
  • Nền tảng xã hội họ quản lý
Đó cũng là lý do Google xây dựng những mạng xã hội và dịch vụ cho riêng mình.
Không phải để hạ gục hay ganh đua với Facebook hay với các MXH khác. Người ta cứ so sánh thế này thế kia, nhưng sự thật 2 MXH này hoàn toàn khác nhau. Các bạn cũng dễ dàng nhận ra G+ là nơi thể hiện cho những tác giả thực thụ qua việc xác định author của Goolge. FB là MXH mở với những thông tin chia sẻ tràn lan không kiểm soát. G+ giúp họ có cái nhìn sâu hơn về trải nghiệm của người dùng trên thị trường mobile, tablet, máy tính.
Thật khó có thể ăn gian, hay spam G+ với những nội dung kém chất lượng, và một khi họ cho khởi động những thuật toán chống spam kết hợp những dữ liệu đang có nó tạo nên một cuộc chơi đầy ý nghĩa.
Đó cũng là lý do mà những +1 ảnh hướng đến vị trí xếp hạng. Một vài năm trở lại đây, những dấu hiệu từ G+ giúp họ định danh chính xác website nào uy tín trên trò chơi tìm kiếm
Có phải đã đến thời của “Chim Ruồi” 
Đến cuối tháng 9/2013 Humming Bird ra đời là đại diện hoàn hảo cho các thuật toán của Google tính từ 2001. Với mục tiêu “Nhanh gọn và chính xác” bản update này ảnh hưởng trực tiếp đến cách Google xử lý các thông tin liên quan trước khi đưa hàng tỉ trang web vào xếp hạng của mình.
Đây là một đổi mới thiết thực kết hợp hoàn hảo những dấu hiệu từ mạng xã hội, tìm kiếm di động, ý định của người tìm kiếm, độ tin cậy và kiến thức đồ của họ để đưa ra kết quả tốt nhất.
humming-bird
Có phải dạo này chim ruồi lên ngôi?
Các bạn có bị ảnh hường từ Chim Ruồi không?Hãy phân tích những dữ liệu trong quá trình làm việc của bạn để nhận ra. Nếu tất cả những gì bạn làm chỉ nhắm vào Google bằng việc tối ưu sao cho website có thứ hạng tốt mà không bỏ thời gian để tìm hiểu và khám phá những ý định và mong đợi của người truy cập thì câu trả lời có thể là “CÓ”.
Lý do hả, để xem sao?
Humming Bird ra đời với nhiều cải tiến vượt trội trong việc xử lý các tín hiệu mà nó thu thập được để trả về kết quả chất lượng và liên quan nhất của truy vấn, bao gồm cả “ tìm kiếm đối thoại” từ thị trường điện thoại và máy tính. Humming Bird không nhắm tới những từ hoặc cụm từ mà nhắm tới những câu truy vấn mà họ thực sự hiểu về nó.
Xem qua những gì ẩn chứa đằng sau chim ruồi thử xem thế nào:
  • Phân cấp những tìm kiếm liên quan
  • Phân tích những ngôn ngữ sử dụng trong những tìm kiếm đó
  • Xây dựng những quy tắc đã đặt ra sau đó thử thay thể bằng nhưng từ đồng nghĩa hoặc liên quan
  • Đánh giá kết quả hiển thị xem có phù hợp hay không
  • Tìm ra những trang phản ảnh tốt nhất đến truy vấn
  • Giữ những trang đó trên kết quả tìm kiếm và bỏ qua những trang khác.
Như vậy các bạn đã hiểu ra chưa? một khi website của các bạn được lọt vào tầm ngắm của Humming Bird, nó sẽ đem đến một trải nghiệm người dùng tốt nhất, nơi đòi hỏi chúng ta phải hiểu sâu sắc về mục đích và mong đợi của người dùng, Trong bối cảnh này, Humming Bird sẽ đầu tư vào việc thực hiện rewrite lại câu truy vấn hơn là tập trung index các trang nhanh hơn và tốt hơn.
Thật ra nếu các bạn đã leo lê được ví trí tốt thì mới hoàn thành được một nửa mục tiêu công việc. Các bạn cần phải mở rộng các cụm từ truy vấn để duy trì thứ hạng cho nó.
Đánh nhanh thắng nhanh không phải là một lợi thế nếu không có chiến lược phù hợp. Cuộc chiến giữa Online và Offline phải được cân bằng. Chiến lược SEO của bạn phải được kết hợp chặt chẽ với chiến lược và định hướng kinh doanh nếu không tương lai bạn sẽ là người thất bại trước đối thủ của mình.
Một vấn đề cần nhắc lại SEO không bao giờ hết thời! Thị trường tìm kiếm là vô hạn nên SEO sẽ không bao giờ hết thời, nó chỉ chuyển hóa để phù hợp hơn với thời cuộc và từng thời kỳ.
Nhìn lại quãng thời gian và những bước ngoặt trong quá trình SEO
Chúng ta đã từng tối ưu website của mình nhắm vào từ khóa, Sau đó bắt đầu tối ưu cho những từ khóa dài, những cụm từ liên quan. Mục tiêu là để xếp hạng những từ khóa cần SEO càng cao càng tốt.
Nhưng nếu website của bạn đã có một chỗ đứng tốt không có liên quan đến việc trả lời các câu hỏi/vấn đề người truy cập đang tìm kiếm, điều này thật sự không tốt chút nào
Người tìm kiếm không tìm được thông tin mình cầnCông ty phí tiền để SEO nhưng không mang lại lợi nhuậnGoogle mất đi uy tín và thị phần khi người dùng thất vọng về họ
Một vài thứ cần phải được thay đổi
Cách làm ăn dưới thời của Humming Bird và thay đổi như thế nào để thực hiện hiệu quả chiến dịch kinh doanh ngắn hạn, dài hạnChiến dịch tiếp thị nội dung quan trọng như thế nào? Liệu có nên thay đổi cho phù hợp khôngHumming Bird ảnh hưởng thế nào đến chiến lược xây dựng liên kết và tiếp thị nội dung?
Còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra, câu trả lời phụ thuộc vào kinh nghiệm đối mặt với chúng. Để đứng vững trong thế giới tìm kiếm này bắt buộc các seoer, marketer phải phấn đấu hết mình và tìm hiểu thời cuộc để quyết định số phận của mình.
Yếu tố kỹ thuật trong seo vẫn cần được chú ý. Nhưng nên bỏ qua những suy nghĩ về “từ khóa” và “ xây dựng liên kết” , Nhắm thẳng mục tiêu vào khách hàng và họ sẽ đáp trả bạn xứng đáng.
Vậy sao bạn không đặt ra những câu hỏi:
  • Những khách hàng tiềm năng đang ở đâu?
  • Họ đang tìm kiếm thông tin bằng cách nào?
  • Họ làm gì để tìm kiếm trên Google?
  • ……
Hãy tìm câu trả lời hoặc bạn phải chuẩn bị tâm lý để rời khỏi trò chơi tìm kiếm này!

Internal Link và những kiến thức cần phải biết


Định nghĩa internal link: là những liên kết dùng để kết nối những trang liên quan lại với nhau, điều hướng người dùng và bọ tìm kiếm hoạt động trên website một cách tốt nhất.

Vậy tại sao một cấu trúc internal link lại quan trọng?

  • -  Để Google biết trang nào trong website của bạn là quan trọng nhất. Điều này bạn biết nhưng Google không tự mình nhận ra được.
  • -  Liên kết các bài viết liên quan. điều hướng người dùng và crawler tốt hơn. giảm thiểu tối đa tỉ lệ thoát.
  • -  Thiết lập hệ thống phân cấp cho website
  • -  Làm nổi bật những trang quang trọng và giảm bớt uy lực của những trang ít quan trọng hơn và tìm ra đúng trang cần xếp hạng vị trí cao.
  • -  Nâng cao sức mạnh của hệ thống link juice
  • -  vv.vv

Những kiến thức xây dựng internal link cần phải biết

Một page không cần thiết phải link tới chính nó

Cách làm này thực sự không cần thiết cho cả người xem lẫn các crawler, Bạn hãy nghĩ tới cảm giác khi bạn vào một nơi nào đó mà cứ đi theo chỉ dẫn hoài vẫn trở về vị trí ban đầu như một mê cung thì bạn sẽ hiểu cách làm này hoàn toàn không tự nhiên.


Tránh việc dùng nhiều link tới 1 bài viết trong cùng một trang

Ví dụ bạn sẽ thấy có những bài viết link tới 1 bài khác nhiều lần với những anchor text khác nhau hoặc những link có dạng 


1. Tiêu đề: site.com/page_url

2. “Xem tiếp” link đến : site.com/page_url#Xem tiếp

3. “Bình luận” lin đến : site.com/page_url#Bình luận


Nếu tính về điều hướng thì đây là khá tốti để giúp người dùng đến đúng vị trí trong bài mà họ quan tâm, nhưng với mấy crawler thì không tốt chút nào. nên nếu bạn muốn sử dụng những dạng link như vậy hãy nofollow chúng đi là được.


Sử dụng anchor text điều hướng trong website

Chắc các bạn đã nghe đến khái niệm đa dạng hóa anchortext nhưng chúng ta chỉ nên áp dụng chúng khi xây dựng liên kết ở blog/forum.... Đối với liên kết nội bộ các bạn phải chắc rằng mình đang sử dụng từ khóa chính xác để liên kết tới 1 bài viết nào đó. tránh sử dụng: tại đây, bài viết này… Nếu các bạn sợ sử dụng từ khóa chính xác quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng thì xem lại câu trả lời của Matt Cutt




Không quá 3 liên kết từ trang chủ đến 1 trang bất kỳ

Hãy đặt những liên kết trên trang chủ của bạn đến những bài viết quan trọng nhưng có một quy luật trong seo có thể các bạn ít để ý đó là “No Page Should be More than 3 Clicks Away from your Homepage” . Chúng ta có thể thấy một số ví dụ điển hình là nhiều liên kết đến 1 bài viết có mặt ở menu, footer, body, sidebar, body… Chi tiết vấn đề này các bạn có thể google để tham khảo hoặc xem cuốn: Web Stores Do-It-Yourself For Dummie có phần viết rất chi tiết về vấn đề này


Tránh những liên kết dẫn đến những trang không có bất kỳ liên kết nào

Thường là những trang như giới thiệu, liên hệ, bản đồ...Những liên kết dạng này được gọi là internal dangling links. xin tham khảo :http://www.webworkshop.net/pagerank.html#dangling_links


Ưu tiên đặt link ở đầu bài viết

Điều này cũng khá dễ hiểu vì các crawler sẽ đi từ trên xuống dưới và trái qua phải nên thứ tự ưu tiên cũng sẽ như vậy. Hãy điều hướng nội dung của bạn để có thể đảm bảo những liên kết quan trọng được đặt ở đầu trang


Sử dụng Breadcrumb

Breadcrumb giúp người dùng nhận biết được mình đang ở đâu trong website từ đó có thể nhanh chóng tìm đến đúng nội dung mình cần. Phân bổ breadcrumb hiệu quả cũng cho thấy cách phân bổ thông tin của bạn đang đi đúng hướng. Breadcrumb là dạng internal link giúp nâng cao tầm quan trọng của các danh mục.

Giới hạn số lượng liên kết trong 1 trang


Tối đa 75-100 là số lượng liên kết được nhiều người lựa chọn. Hãy sử dụng một số công cụ kiểm tra số lượng link out và internal link trên website của bạn để có hướng onpage tốt nhất.


Còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến internal link, tùy vào từng lĩnh vực sẽ có cách sử dụng internal link khác nhau nhưng về bản chất vẫn quay đi quay lại những vấn đề trên. Hãy chuẩn bị cho mình một sơ đồ content thật chuẩn từ đó bạn sẽ có hướng xây dựng mô hình internal link tối ưu cho website của mình.

Những cách xây dựng internal link khác các bác comment góp ý để có thể hoàn thiện mô hình internal link của mọi người ngày càng tốt hơn.

7 thói quen và suy nghĩ sẽ khiến bạn thất bại trong SEO

Lâu lắm không chém gió với anh em, cuối năm làm bài cho xôm tụ để anh em gạch đá hihi. Mình đang thấy 2 thực trạng lớn và khó giải quyết nhất trong công việc được gọi là SEO hiện nay đó là lỗ hổng kiến thức và ảo tưởng sức mạnh. Điều này sẽ dẫn tới những thất bại trong hiện tại và tương lai nếu chúng ta không thay đổi. (xin không 2 bàn luận về vấn đề này ở đây vì nó sẽ gây rất nhiều tranh cãi và không phải mình đang seeding cho vấn đề này nhé ^^). Cuối năm mình chỉ muốn anh em định hình một hướng đi mới trong năm tiếp theo và tránh những sai lầm đã mắc trong năm nay.


Vậy nguyên nhân thất bại do đâu? Cũng nhiều lý do khó nói những đa số là do không biết mình đang ở đâu trong thế giới SEO hỗn loạn này. 


Hướng giải quyết là gì? Dừng lại và suy nghĩ xem mình đã làm được những gì, mất đi những gì, định hướng và đặt ra một kế hoạch cho bản thân cũng như công việc.




Một số thói quen và suy nghĩ mình sắp nói tiếp theo đây có thể đụng chạm rất nhiều người, nhưng đụng ai thì cũng bỏ qua cho nhé :D :D . Nếu các bạn làm chủ được những điều này các bạn đã là người thành công rồi đấy. 



1. Làm việc không có kế hoạch cụ thể: 


Bất kế các bạn làm việc theo nhóm hay đơn thương độc mã thì kế hoách là thứ mà chúng ta phải nghĩ đến đầu tiên. Làm việc không có một kế hoạch sẽ khiến chúng ta “ lạc lỗi”. Hãy nhớ kế hoạch là điều đầu tiên các bạn phải làm khi bắt tay vào SEO. 



2. Không tập trung vào công việc đang làm, giành quá nhiều thời gian vào việc không cần thiết, cụ thể:



Check từ khóa: mỗi ngày 1 lần là đủ rồi, check nhiều có giúp từ khóa của bạn khá hơn không nhỉ, mình thấy nó chỉ làm rối loạn bộ đếm monthly search của google thôi.

Phân tích đối thủ quá đà: Nỗi ám ảnh vị trí từ khóa của mình so với đối thủ đã khiến bạn tốn thêm thời gian để phân tích hướng đi và chiến thuật của họ. Các bạn cũng có chiến thuật riêng để đối phó với họ ngay từ khởi đầu rồi sao không làm theo nhỉ. Nếu bạn cứ bị ám ảnh bởi những con số của đối thủ bạn sẽ không đủ tự tin để đấu với họ đâu. Cách tốt nhất là quên nó đi và làm chuyện của mình nhé.

Facebook, skype, yahoo..: Đa phần là chém gió bằng tài khoản cá nhân. Nhưng sẽ có nhiều việc để làm trên đó nếu bạn đăng nhập bằng tài khoản công việc.

Hoạt động trên forum seo: đọc xong vứt đó không thực hành, thích đọc những câu chuyện hơn là chia sẻ kiến thức, đi soi mói người khác vv.vv


3. Lười suy nghĩ:


Đôi lúc những chuyện nằm trong tầm kiểm soát và các bạn chắc chắn sẽ làm được nhưng cũng vì lười suy nghĩ và không tập trung mà chúng ta làm nó trở nên rắc rối khó giải quyết. 



Cúng có lúc các bạn gặp vấn đề nan giải nhưng thử hỏi các bạn đã bao giờ đặt hết tâm huyết vào để giải quyết nó chưa? “Vấn đề nào cũng có hướng giải quyết, nếu không có hướng giải quyết tức là không có vấn đề nào”. :D Nói chung quy thì môi trường nào cũng không có chỗ cho sự lười biếng, hãy suy nghĩ và làm ngay nhé. :)


4. Thích làm chuyện quá sức: 


Đã có lúc mình thực sự tốn thời gian vì vấn đề này, các bạn là những seoer thích tìm tòi, khám phá và trải nghiệm. Chắc nhiều bạn cũng trầm trồ khen chiến lược seo brandname, bí mật seo hình ảnh, cách seo content is king, hệ thống thinking smart, hệ thống seo cộng hưởng, các mô hình linkbuilding được chia sẻ vv.vv. Bao nhiêu bạn thành công với những hệ thống đó rồi? Điểm danh dưới commnet nhé. 

Mình cũng từng là con nghiện của Brian Dean, Nathan Gotch... bởi những mô hình và chiến thuật mà họ đưa ra. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ mô hình đó giành cho ai (công ty lớn hay freelancer?) Mô hình đó có hợp với hướng đi của mình không? Mô hình đó áp dụng vào lĩnh vực của mình có đem lại kết quả tốt không? Chi phí và thời gian để triên khai một mô hình như vậy? vv.vv 

Và lời khuyên chân thành nhất giành cho các bạn: hãy nhắm khả năng của mình trước khi lựa chọn một hướng để theo đuổi. Tiếp thu và phát triển ý tưởng của người khác theo hướng riêng và chắc chắn các bạn đang tạo ra một mô hình SEO kinh điển mang tên mình rồi đấy. Và nhắc lại một điều nữa: đọc ít lại, làm nhiều lên nha :)

P/s Bạn nào vẫn muốn khám phá thì hiện có mô hình crazy seo khá hay đó nhé. :D :D


5. Ngủ quên trong chiến thắng:


Một ngày đẹp trời và toàn bộ key của bạn đã nằm đúng vị trí mong muốn, việc đầu tiên các bạn sẽ làm là gì? Chắc không mấy ai nghĩ đến một kế hoạch duy trì và mở rộng cho website đâu nhỉ. Không show facebook, forum chém gió thì cũng khoe bạn bè trước đã. Đó cũng là cách tự thưởng cho công sức của mình. 

Nhưng các bạn chỉ cần nhờ là lúc mình đang trong niềm vui chiến thắng thì đối thủ vẫn đang miệt mài tìm cách để đạp mình xuống bất cứ lực nào


6. Than vãn nhiều hơn là tìm cách giải quyết: 


Bằng chứng là vẫn có những topic: “sao từ khóa của mình mãi không lên”, “Cách nào lên top nhanh nhất”, “chán nản với từ khóa của mình” “Quá trình làm seo gian nan”” vv.vv… Thật sự những chủ đề chung chung như vậy sẽ rất ít người tham gia trả lời cho bạn một cách hữu ích, vì thứ nhất: nếu một người đang thực sự vướng mắc họ sẽ hỏi thẳng vấn đề mình đang mắc phải. thứ hai: nhìn vào tiêu đề của bạn họ sẽ đoán được kiến thức bạn đến đâu và câu trả lời cho topic này cũng thuộc dạng chung chung: xem lại bạn đã làm gì, xem lại onpage, coi lại cách đi link vv.vv. 




Cách tốt nhất để bạn tiến xa hơn là bổ sung lại kiến thức, tự đặt ra cho mình định hướng làm việc và một kế hoạch, tham khảo một số ý kiến của người đi trước bằng cách liên hệ trực tiếp (cafe, nhậu nhẹt hay ít cũng gọi điện hoặc trao đổi qua skype)



7. Ỷ lại:


Là cái cớ để sự lười biếng lên ngôi. Làm theo nhóm hay làm một mình thì ỷ lại là một suy nghĩ bạn nên từ bỏ. Mình cũng đã có lúc tự ỷ lại, hôm nay không làm thì ngày mai làm bù hoặc từ khóa đang ở vị trí tốt không rớt liền được đâu. vv.vv Đủ thứ lý do để bạn ỷ lại, nhưng các bạn đừng nên như vậy, phải cho đi thì mới nhận lại được, sống hết mình, chơi hết mình, làm việc hết mình và đừng nghĩ gì đến những thứ sẽ nhận được nhé.



Lời cuối cùng nhắn nhủ các bạn:


Nói bớt lại, làm nhiều lên, làm việc với tất cả niềm đam mê và cống hiến! Vượt top có thể khó nhưng vượt qua chính mình còn khó hơn!


Chúc anh chị em năm mới nhiều thành công mới.!

Bí kíp tối ưu hóa onpage nâng cao 2015



Tối ưu hóa cấu trúc site có lẽ là quy trình quan trọng nhất, nó không chỉ cho một thứ hạng cao hơn mà nó còn cho một chiến dịch tiếp thị Intermet thành công hơn. Mọi chiến dịch đều bắt đầu từ trang web và nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa cho cả công cụ tìm kiếm và người sử dụng thì cơ hội thành công của bạn là rất nhỏ.

Tôi đã vừa nói về mối quan hệ giữa Tối ưu hóa cấu trúc site (Onpage SEO) và tối ưu hóa quảng bá site (Offpage SEO) đồng thời giải thích chi tiết Offpage SEO là gì. Với mục đích đưa ra cho những người mới bắt đầu một bức tranh tổng thể nhất tôi sẽ tóm tắt một vài điều cơ bản sau:

Search Engine Optimization

Search Engine Optimization hay SEO là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ bạn cần phải làm để cải thiện vị trí xếp hạng trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm khác nhau. Điều này bao gồm cấc thiết lập cấu hình mà bạn áp dụng trên website (chính là Onpage SEO) và các kĩ thuật mà bạn sử dụng bên ngoài trang web nhằm tăng lượng truy cập website của mình (Offpage SEO).

On-page SEO hay Off-page SEO quan trọng hơn?

Để đạt được sự hiển thị tối đa trên các công cụ tìm kiếm và giữ cho người sử dụng được hài lòng thì bạn cần cả Onpage SEO và Offpage SEO. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì Onpage SEO quan trọng hơn và tôi sẽ giải thích lí do tại sao ngay dưới đây.

1. “Nói” bằng ngôn ngữ của công cụ tìm kiếm

Điều này tạo ra nhiều ý nghĩa hơn để khởi đầu với Onpage SEO và nó sẽ đúng đắn hơn là việc cố gắng thuyết phục các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao hơn cho bạn bằng offpage SEO. Các công cụ tìm kiếm là các chương trình máy tính (phần mềm) và chúng hiểu một ngôn ngữ riêng biệt. Cùng với SEO và cụ thể là Onpage SEO, bạn “nói” bằng ngôn ngữ của chúng và mục tiêu của bạn là làm sao cho chúng hiểu những điều mà website bạn muốn thể hiện. Nói cách khác, bạn đưa cho chúng càng nhiều dấu hiệu thì bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận với những thứ hạng cao hơn.

2. Onpage SEO

Đừng bao giờ quên rằng mục tiêu hàng đầu của bạn là phải làm cho người sử dụng luôn cảm thấy hài lòng. Offpage SEO có thể mang đến những lượng truy cập cho website của bạn nhưng nếu website không được thiết lập một cách phù hợp hoặc không thân thiện với người sử dụng thì sẽ gây ra một sự thất vọng lớn.

3. Nhiều trang web mắc phải những lỗi sai

Thật ngạc nhiên nhưng sự thật là phần lớn các trang web hiện nay không được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Mặc dù có rất nhiều thông tin về SEO nhưng rất nhiều chủ website vẫn tin rằng nó không có giá trị để SEO và họ thường bỏ chúng đi trước khi bắt đầu. Trong nhiều trường hợp thì Onpage SEO có nhiều những yêu cầu cả về việc sử dụng cũng như truy cập.

4. Onpage SEO đôi khi là tất cả những gì mà bạn cần

Nếu bạn đang vận hành một website cho một doanh nghiệp nhỏ thì bạn cần có những khách hàng địa phương tìm kiếm với những điều kiện khác nhau, sau đó Tối ưu hóa cấu trúc trang là tất cả những gì bạn cần làm.

5. Offpage SEO đến sau Onpage SEO

Để bắt đầu suy nghĩ về việc làm sao có thể thúc đầy được website của mình thì bạn phải đảm bảo rằng trang web của bạn đã được tối ưu hóa và ở trong những điều kiện tốt nhất. Vì vậy, bước đầu tiên là phải làm việc trên trang web sau đó mới đến bên ngoài trang web.

5 kĩ thuật Onpage SEO cho những thứ hạng tốt hơn

Có rất nhiều kĩ thuật để tối ưu hóa cấu trúc trang và không chỉ có 5, nhưng với mục đích của bài viết này tôi sẽ chỉ giải thích những thiết lập mà tôi cho rằng các bạn phải áp dụng trên website của mình mà thôi. Tôi mong rằng bạn sẽ đọc chúng.




1. Nội dung phải đến trước

Một website với nội dung rực rỡ có thể lớn hơn với SEO hoặc không SEO, một website với nội dung tồi sẽ không thể tồn tại dù SEO hay không SEO và một website với nội dung tốt có thể trở nên tốt hơn cùng với SEO.

Vậy, thế nào thì được xem là có nội dung tốt ?


  • Nội dung ban đầu (bài viết, văn bản, hình ảnh, video, đồ họa, ý kiến v…v) Không sao chép hoặc viết lại từ những bài đã tồn tại.
  • Nội dung được công bố trên trang nhất : Kể cả khi đó là nội dung của riêng bạn, nhưng bạn đã công bố nó trên một trang web khác thì nó cũng không tốt cho website của bạn nữa.
  • Nội dung, tốt nhất là nên kèm theo văn bản : Hãy cố gắng để văn bản đi kèm với nội dung phi văn bản của bạn. Ví dụ, nếu bạn đăng một video lên website thì hãy cố gắng thêm một đoạn mô tả bằng văn bản. Nếu bạn đăng một hình ảnh thì hãy cố gắng diễn đạt bằng từ ngữ những gì mà hình ảnh muốn truyền tải.
  • Nội dung ấy là hữu ích : Không xuất bản những nội dung mà chỉ nhằm thu lợi từ việc xuất bản. Trước khi nhấn nút “Publish” hãy chắc chắn rằng nó làm tăng giá trị cho website của bạn.
  • Nội dung đã được nghiên cứu kĩ : Người sử dụng không bao giờ muốn đọc những bài đăng được chuẩn bị qua loa, nhanh chóng và các công cụ tìm kiếm cũng vậy. Nếu bạn viết về một chủ đề hoặc trả lời một câu hỏi thì hãy đảm bảo rằng những gì bạn viết ra là hợp lí và bao quát được toàn bộ sự việc.
  • Tần xuất đăng bài : Có 2 điều rất quan trọng khi nói về tần suất đăng bài. Đầu tiên là phải có nội dung mới trên trang web của bạn và thứ hai là phải thiết lập một chiến lược xuất bản và làm theo chiến lược ấy.



2. Tiêu đề trang, mô tả và định dạng

Khi công cụ tìm kiếm đọc trang của bạn thì trong những thứ mà chúng kiểm tra sẽ bao gồm tiêu đề trang, các mô tả của trang, các đề mục lớn và hình ảnh. Chúng làm như vậy bởi chúng cần hiểu trang của bạn nói về điều gì và sau đó dựa vào các yếu tố khác (offpage SEO, quyền tác giả, sự cạnh tranh v…v) để đặt trang web của bạn ở một vị trí nhất định trong chỉ mục của chúng.

Tiêu đề trang – Mỗi trang web phải có một tiêu đề duy nhất để giúp cho cả công cụ tìm kiếm cũng như người sử dụng hiểu được trang đó đang nói về cái gì. Một trang web với tiêu đề “Các mẹo Onpage SEO” chắc chắn sẽ tốt hơn một trang với tiêu đề “index.html”

Mô tả - Mô tả trang là những gì mà người tìm kiếm sẽ nhìn thấy trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Vì vậy nó đã được mô tả lên đến 150 kí tự cho mỗi trang. Đó chính là cơ hội để bạn quảng cáo trang web của mình và thuyết phục người tìm kiếm click vào liên kết và đi tới trang web của bạn thay vì chọn những trang web khác.

Định dạng – Một trang web cần phải được định dạng đúng cách. Hãy nghĩ nó giống như một bản báo cáo, nó cần phải có một đề mục lớn (h1) và các đề mục phụ đi sau (h2). Những bộ phận quan trọng của báo cáo được in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân.

Không chỉ đưa văn bản lên trang mà còn phải đảm bảo rằng máy có thể đọc được. Bên cạnh những định dạng giải thích ở trên, bạn cần phải sử dụng một font chữ có kích thước tốt (ít nhất là 12px) và phân chia văn bản thành các đoạn nhỏ (tối đa 4-5 dòng).

Hình ảnh – Hình ảnh là quan trọng nhưng nó sẽ có thể làm tăng thời gian tải trang web. Cách tốt nhất để sử dụng hình ảnh đó là:


  • Sử dụng hình ảnh ban đầu. Nếu bạn cần sử dụng một hình ảnh có trên web khác thì bạn phải xác minh lại nguồn.
  • Tối ưu hóa kích thước của hình ảnh. Một hình ảnh với kích thước nhỏ hơn (byte) sẽ là tốt hơn. Bạn nên sử dụng Yahoo Smush It để giảm kích thước của hình ảnh mà không làm mất đi chất lượng của hình ảnh đó.
  • Sử dụng thẻ ALT để mô tả hình ảnh – điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu được những gì mà bức ảnh muốn truyền tải.
  • Sử dụng một Content Delivery Network (mạng lưới phân phối nội dung) – Nếu bạn có rất nhiều hình ảnh trong một trang web thì bạn có thể sử dụng một dịch vụ CDN (từ Amazon hay Google) cái mà có thể làm cho trang web của bạn được tải nhanh hơn. Hiểu một cách đơn giản thì các hình ảnh của bạn sẽ được lưu trữ và phục vụ bởi một số máy chủ, điều này làm tăng quá trình tải.



3. Cấu trúc URL

Cấu trức URL là một phần quan trọng của Onpage SEO. Bất cứ khi nào nói về URL, tôi đều chia nó thành 4 phần chính:

Liên kết cố định: Liên kết cố định chính là URL của mỗi trang. Một URL tốt nên có ít hơn 255 kí tự và sử dụng dấu gạch nối để ngăn cách giữa các phần.
Ví dụ một URL tốt là:

http://seomxh.com/forums/57-thu-thuat-seo-seo-tip.html

Và một URL xấu là:

http://seomxh.com/p?165 hoặc 
http://seomxh.com/seotipsforbeginners/ hoặc
http://seomxh.com/publish/data2/seo_Tips.html

Phân loại : Nhóm các trang của bạn vào các mục để giúp người dùng và công cụ tìm kiếm tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn. Nó giống như một kho với rất nhiều các khoản mục không được phân loại so với một kho mà tất cả các khoản mục đều được phân loại ra và gán cho một cái tên đặc thù. Bạn có thể thêm vào các tiểu mục nữa nhưng lời khuyên của tôi là không nên vượt quá một cấp. Ví dụ, một cấu trúc phân loại tốt như sau:

Reliablesoft > Social Media > Facebook and not Reliablesoft > Social Media > Facebook > Tips

Breadcrumb : Breadcrumb chính là một tập hợp các đường link phân cấp giúp người dùng có thể biết được mình đang ở trang nào. Một breadcrumb là rất quan trọng với tất cả các trang web của bạn bởi nó cho phép người sử dụng định vị được các trang web theo một cách có hệ thống từ đó họ luôn luôn biết mình đang ở đâu và cách xa như thế nào so với trang chủ.

User sitemap: Sơ đồ trang web. Một trong những tùy chọn trên menu chính nên là User Sitemap. Đây là một tập tin html đại diện cho cấu trúc website của bạn.

4. Liên kết nội bộ

Liên kết đến các trang trong website của bạn là rất quan trọng đối với SEO bởi vì:


  • Nó giống như việc xây dựng trang web của riêng bạn: Nếu bạn xem một hướng dẫn của Google trên How Search Works, bạn sẽ nhận ra rằng bước đầu tiên mà công cụ tìm kiếm sẽ làm là thực hiện theo các liên kết mà chúng tìm thấy. Vì vậy, khi chúng đến trang web của bạn, nếu bạn không có bất kì liên kết khác nào trong văn bản thì chúng sẽ đọc trang của bạn và đi nhưng nếu bạn có liên kết trỏ đến các trang khác trong website của bạn thì chúng sẽ đưa thêm vào tài khoản lưu trữ.
  • Đó là một cách để cho công cụ tìm kiếm biết về các trang khác của bạn: Như đã giải thích ở trên, khi công cụ tìm kiếm tìm thấy một trang với các liên kết, chúng sẽ đi tới và đọc những trang đó. Vì vậy bạn có thể sử dụng kĩ thuật này để làm công cụ tìm kiếm biết về tất cả những trang trong website của bạn, kể cả những trang mà chúng chưa phát hiện ra.
  • Đó cũng là một cách để cho công cụ tìm kiếm biết rằng những trang nào là quan trọng nhất. Mỗi website có một vài trang quan trọng hơn những trang khác. Liên kết nội bộ là một trong những cách để định vị những trang quan trọng bằng việc gửi đến chúng nhiều liên kết nội bộ hơn.
  • Đó là một cách để tăng thời gian trên trang web: Một người dùng đang đọc bài viết của bạn sẽ có nhiều khả năng nhấp chuột vào một liên kết để đọc thêm những bài viết khác, và do đó làm tăng cả thời gian ở trên trang web của bạn cũng như số lượng trang mỗi lần đọc.



Như vậy, rút ra một số điều tốt nhất cho liên kết nội bộ đó là:

- Không sử dụng những từ khóa chỉ dành cho các liên kết nội bộ của bạn
- Thêm các liên kết nội bộ khi nó là hữu ích đối với người đọc
- Không có nhiều hơn 7-8 liên kết nội bộ trên mỗi trang (đây là ý kiến của tôi và không dựa trên bất kỳ nghiên cứu hoặc nghiên cứu)
- Nếu có thể bạn cũng có thể sử dụng “các bài viết liên quan” ở cuối mỗi bài viết để tạo liên kết nội bộ

5. Tốc độ và quyền tác giả

Cuối cùng nhưng quan trọng không kém, 2 kĩ thuật SEO đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đặc biệt là sau khi phát hành Penguin 2.0 (hoặc 4.0 như một số người nói) đó là tốc độ và quyền tác giả.

Tốc độ: Google đang đầu tư một số tiền rất lớn để làm cho trang web nhanh hơn. Trong mỗi Google I/O một người nào đó sẽ nói về tầm quan trọng của tốc độ và mong muốn của họ là làm sao để các trang web được nhanh nhất trong chỉ mục của họ. Để làm một lượng các website có tốc độ truy cập tài khoản nhanh, họ đã chính thức bổ sung Tốc độ là một yếu tố xếp hạng.

Vì vậy, chúng tôi biết chắc chắn rằng tốc độ trang web của bạn có vấn đề khi nói đến SEO và xếp hạng. Là một quản trị mạng, công việc của bạn là đảm bảo rằng website của bạn tải càng nhanh càng tốt bằng cách đưa vào tài khoản Google’s Recommendation.

Google Authorship: Google đang chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo của tìm kiếm và nỗ lực của họ là xếp hạng các trang web cao hơn bởi người có chuyên môn về những vấn đề cụ thể. Một trong những cách thiết lập quyền tác giả mối tương quan giữa nội dung mà bạn đăng tải lên các web với hồ sơ Google+ của bạn. Sau đó, tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu người theo dõi và ai theo dõi bạn mà thứ hạng của bạn có thể thay đổi.

Google Authorship vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng cũng đang phát triển rất nhanh. Bởi vậy, bạn phải tạo một hồ sơ Google+ và kết nối thông tin đó với nội dung của bạn.

Danh sách kiểm tra Onpage SEO

Nếu bạn đã đọc bài viết đến dòng này thì những mẹo chính trong Onpage SEO được tóm tắt trong danh sách dưới đây:

Onpage SEO Checlist

Nội dung

1. Nội dung là bản gốc hay đi copy?
2. Nội dung được xuất bản lần đầu tiên trên trang web của bạn?
3. Nôi dung có đủ văn bản mô tả?
4. Nội dung có được nghiên cứu cùng với sự tham khảo?
5. Bạn đã có một chiến lược xuất bản rõ ràng?

Tiêu đề trang, mô tả và định dạng

6. Những tiêu đề trang là duy nhất cho mỗi trang?
7. Mô tả là duy nhất và lên đến 150 kí tự?
8. Văn bản được định dạng đúng h1, h2, đậm, nghiêng?
9. Văn bản được chia thành nhiều đoạn nhỏ?
10. Kích thước phông chữ dễ đọc trên màn hình nhỏ (máy tính bảng) là tốt?
11. Kích thước hình ảnh được tối ưu hóa sử dụng smushit?
12. Tất cả các hình ảnh đã sử dụng thẻ ALT?
13. Hình ảnh tên tập tin đã được mô tá?

Cấu trúc URL

14. Liên kết cố định sử dụng dấu gạch nối để ngăn cách?
15. Các trang web / bài viết được nhóm lại thành các loại?
16. Có breadcrumb trên tất cả các trang?
17. Có một sơ đồ HTML cho người dùng (User Sitemap)?

Liên kết nội bộ

18. Các trang có liên kết nội bộ?
19. Có phần “các bài viết liên quan” ở cuối mỗi trang?
20. Liên kết nội bộ có sử dụng cả keyword và non-keyword?

Tốc độ và quyền tác giả

21. Điểm số trang Web đạt hơn 90% khi kiểm tra bằng Google Page Speed Insights?
22. Quyền tác giả có được thực hiện cho mỗi bài hoặc trang có sãn trên web?

Đối với chủ sở hữu trang web người mà mới tiếp cận với SEO hoặc đơn giản là không có thời gian để đối phó với tối ưu hóa trang web, bạn luôn có thể thuê một công ty SEO đáng tin cậy để làm công việc đó cho bạn. Có rất nhiều các gói SEO khác nhau, phù hợp cho mỗi doanh nghiệp trực tuyến, tùy theo nhu cầu và yêu cầu riêng của bạn và giá cả cạnh tranh.


Ghé xem bài viết này trên Diễn đàn seo